Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cách Chọn Máy Lạnh Theo Diện Tích Phòng Hoặc Thể Tích Chuẩn Xác kiến thức mới năm 2023

Cách Chọn Máy Lạnh Theo Diện Tích Phòng Hoặc Thể Tích Chuẩn Xác – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Thông thường mọi người đi mua điều hòa( trong miền nam gọi là máy lạnh) thường căn cứ vào diện tích căn phòng(m²) hoặc thể tích phòng(m³) cần lắp máy để chọn công suất máy lạnh cho phù hợp. Vậy chọn máy lạnh theo diện tích phòng như thế nào cho chuẩn ? Hãy cùng Điện Lạnh Việt Thái theo dõi bài viết sau để làm rõ vấn đề này nhé.

Tại sao phải chọn công suất máy lạnh phù hợp với diện tích phòng

  • Phòng lớn mà lắp máy lạnh có công suất nhỏ thì phòng không mát cho lắm, máy hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Do đó sẽ tốn điện hơn và máy nhanh hư hỏng hơn.
  • Nếu phòng nhỏ mà đi ráp máy lạnh công suất lớn thì lãng phí tiền mua máy lớn. Vì máy công suất càng cao giá tiền càng cao. Hơn nữa sử dụng cũng tốn điện hơn 
  • Xem bài viết sau để biết : Xài Máy Lạnh Tốn Bao Nhiêu Tiền Điện 1 Giờ, 1 Đêm, 1 Tháng
  • Ngoài ra máy lạnh công suất lớn hơn diện tích phòng thì làm lạnh nhanh hơn. Làm cho cơ thể ta không thay đổi kịp dễ gây hiện tượng sốc nhiệt. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Cách chọn máy lạnh theo diện tích phòng

Công thức chọn công suất máy lạnh:P= S x 600BTU

Diện tích phòng (Đơn vị m²) tính theo công thức: S= dài x rộng

  • Nếu P= 9.000BTU chọn máy lạnh công suất 1 ngựa (1HP) 
  • Nếu P= 9.000BTU chọn máy lạnh công suất 1 ngựa (1,5HP) Nếu P= 12.000BTU chọn máy lạnh công suất 1,5 ngựa (1,5HP)
  • Nếu P=18.000BTU chọn máy lạnh công suất 2 ngựa (2HP) 
  • Nếu P= 24.000BTU chọn máy lạnh công suất 2.5 ngựa (2,5HP) 

Lưu ý: Công thức trên áp dụng cho trần nhà Việt Nam cao 3m trở xuống

Bạn muốn biết đơn vị HP, BTU là gì xem bài viết sau:

VD1: Phòng rộng 3,5m, dài 4m ⇒ diện tích S= 14m²

Công suất máy lạnh P= Sx600=14x600BTU=8.400 BTU ⇒ chọn máy lạnh 1 ngựa (1HP)

VD2: Phòng rộng 3,5m, dài 5.5m ⇒ diện tích S= 19.25m²

Công suất máy lạnh P= Sx600=19.25x600BTU=11.550 BTU ⇒ chọn máy lạnh 1.5 HP

Bảng tổng kết chọn công suất máy lạnh theo diện tích phòng như sau:

Công suất máy lạnh Diện tích phòng Chiều cao trần nhà
1 HP ~9.000 BTU Dưới 15 m2
1,5 HP ~12.000 BTU Từ 15 đến 20 m2
2 HP ~18.000 BTU Từ 20 đến 30 m2
2,5 HP ~24.000 BTU Từ 30 đến 40 m2

Cách tính công suất điều hòa theo m3 (thể tích)

Công thức chọn công suất máy lạnh:P= V x 200BTU

  • Trong đó thể tích V (đơn vị m³) tính theo công thức V = Dài x rộng x cao
  • Tương tự như trên ta có cách tính công suất điều hòa theo m3 như sau:
Công suất Gia đình Khách sạn Văn phòng Nhà hàng/coffee
1HP~9.000 BTU 45 m3 40m3 35 m3 30 m3
1,5 HP~12.000 BTU 60 m3 55 m3 55 m3 45 m3
2 HP~18.000 BTU 80 m3 75 m3 70 m3 60 m3
2.5 HP~24.000 BTU 120 m3 110 m3 100 m3 80 m3

VD: Phòng ngủ gia đình dài= 4m, rộng 4m, cao 3.5 m ⇒ thể tích V= 56 m³ ⇒  chọn máy lạnh công suất 1,5 HP

cách tính công suất điều hòa theo m3

Lưu ý: Cách tính công suất điều hòa theo m3(thể tích) sẽ chính xác xác hơn so với cách tính theo diện tích. Cách này áp dụng cho nhà trần cao, phòng trọ cao có gác séc thông từ trên xuống.

Kết luận: Với công thức như trên, bạn có thể tự chọn máy lạnh theo diện tích phòng hoặc thể tích có công suất phù hợp nhất. Nếu có thêm các yếu tố khác như vật liệu cách nhiệt của căn phòng, trong phòng có nguồn nhiệt phát ra hay không và số lượng người trong phòng. Vì thế không phải phòng nào cũng có tiêu chuẩn giống nhau, nên bạn có thể chọn máy dư công suất ra 1 chút. Nếu bạn không rành thì có thể sử dụng dịch vụ lắp đặt máy lạnh họ có chuyên môn tư vấn kỹ hơn cho bạn.

Tham khảo thêm: 

 

 

 

 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button