Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Sơn epoxy là gì? Các loại sơn epoxy hiện nay trên thị trường kiến thức mới năm 2023

Sơn epoxy là gì? Các loại sơn epoxy hiện nay trên thị trường – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Sơn epoxy là một giải pháp quan trọng trong việc bảo vệ sàn và nền nhà xưởng, mang lại giá trị thẫm mỹ, tiết kiệm chi phí vệ sinh… Cùng Sắt thép Xây dựng SDT tìm hiểu sơn epoxy là gì, quy trình và báo giá thi công sơn epoxy trong bài viết dưới đây nhé!

Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy là một dòng sơn côn nghiệp gồm 2 thành phần: thành phần A là sơn gốc (từ các hạt nhựa epoxy) và thành phần B là chất đóng rắn polyamide, dung môi và một số phụ gia cần thiết khác. Sơn epoxy dùng để tạo ra bề mặt có độ cứng, dai chắc, sáng bóng. Ngoài ra, sơn epoxy còn có thể kèm theo các chức năng khác như sơn tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axít…

Sơn epoxy là gì?

Sơn Epoxy được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng sàn công nghiệp, hoặc các sản phẩm kết cấu thép đòi hỏi cao về độ bền và khả năng chịu hóa chất ăn mòn như bề mặt sắt thép, sàn bê tông, tường, trần…

Các loại sơn epoxy

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu cung cấp sơn epoxy. Có thể kể đến các thương hiệu đến từ Hàn Quốc như: Kangnam, KCC, Chokwang, Samhwa… từ Đài Loan: Rainbow, Nanpao; Việt Nam: Kova, APT, Sunbow…)

  • Sơn epoxy gốc dầu
  • Sơn epoxy gốc nước
  • Sơn epoxy không dung môi

Lợi ích khi sử dụng sơn sàn epoxy

  • Có thể ứng dụng trên nhiều loại bề mặt vật liệu khác nhau: sàn bê tông, sắt thép, nhôm..
  • Đảm bảo tính thẫm mỹ cao; dễ dàng kết hợp cới nhiều yếu tố trang trí, cảnh báo, nhận diện khu vực….
  • Bảo vệ bề mặt khỏi hư hại, rỉ sét, chịu được lực lớn.

Lợi ích khi sử dụng sơn sàn epoxy

Quy trình thi công sơn epoxy hệ san phẳng chuẩn cho nền nhà xưởng công nghiệp

Giải pháp sơn nền nhà xưởng bằng epoxy mang lại chất lượng sàn công nghiệp có độ bền cao, tiết kiệm thời gian và chi phí vệ sinh… Tuy nhiên, vì giá thành sơn epoxy cũng cao tương xứng với chất lượng của nó. Chính vì vậy, giải pháp này cần được thực hiện bởi những người thợ sơn lành nghề để tránh những rủi ro làm cho sàn epoxy nhanh hỏng. Vì quá trình sơn epoxy không đúng kỹ thuật thì sẽ khiến sàn dễ bị hư hỏng, không bám dính tốt, dễ bong tróc, tuổi thọ giảm…

Sàn epoxy dày bao nhiêu?

Thông thường các nhà thầu tiến hành thi công sơn epoxy gồm 3 lớp (trong đó có 1 lớp lót và 2 lớp phủ epoxy) dày từ 0,3 – 0,4mm. Nhưng thực tế, độ dày của cả 3 lớp sơn này mới đạt 0.15mm chứ không thể dày đến 0.3mm dù là bằng hệ lăng hoặc hệ phun bằng máy.

Chính vì vậy, để đạt được độ dày theo yêu cầu, nhà thầu thi công phải thực hiện thêm 1 – 2 lớp sơn epoxy bán tự phẳng nữa.

Sàn epoxy dày bao nhiêu?

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn trước khi thi công sơn epoxy

Ở bước này, kỹ thuật viên sẽ tạo nhám bề mặt bằng máy phun bi. Sau đó tiến hành xử lý vết nứt; đồng thời dặm và vá các vị trí khiếm khuyết như vết nứt và mài phẳng các vị trí nhấp nhô có độ cao vượt quá yêu cầu(nếu có).

Bước 2: Vệ sinh sàn trước khi thi công

Tẩy rửa sàn bê tông nhằm loại bỏ các vết dầu mỡ, tạp chất hữu cơ (nếu có). Nếu quá trình tẩy rửa không được chú trọng dẫn đến lớp sơn lót không bám dính vào sàn nên quá trình thi công sơn epoxy sẽ bị không dí.

Bước 3: Kiểm tra độ ẩm bề mặt nền sàn (độ ẩm yêu cầu ≤ 4%).

Độ ẩm sàn bê tông nếu bị ẩm ướt thì sơn sẽ bị bong tróc, nếu sàn bê tông bị ẩm thì phải dùng lớp ngăn ẩm. Độ dày lớp này thường dày tối thiểu từ 2mm trở lên.

Bước 4: Cách pha sơn epoxy

Với mỗi nhà sản xuất sơn epoxy khác nhau sẽ có định mức tỷ lệ pha sơn epoxy khác nhau. Chẳng hạn quy định sơn lót epoxy có định mức khác với hệ sơn lăn và hệ sơn epoxy tự san phẳng.

Cách pha sơn epoxy thông thường nếu dùng cả set thì việc thi công chỉ trộn 2 thành phần lại với nhau bằng máy trộn sơn trong vòng 5 phút.

Nếu là hệ sơn epoxy gốc dầu, kỹ thuật viên thường dùng dung môi pha sơn epoxy gốc dầu với tỷ lệ pha dung môi không quá 5% – 10% theo thể tích hay khối lượng.

Pha sơn đúng tỷ lệ rất quan trọng trong việc thi công sơn epoxy. Khi trộn các thành phần với nhau sẽ xảy ra quá trình đóng rắn (phản ứng hóa học giữa phần sơn và tác nhân đóng rắn). Mặt khác, quá trình sơn và quá trình đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.

Quy trình thi công sơn epoxy hệ san phẳng chuẩn cho nền nhà xưởng công nghiệp

Một điều quan trọng đối với quá trình áp dụng sơn là phải sơn trước khi thời gian sống của sơn được thiết lập. Nếu qua thời gian này, sơn xẽ trở nên khô cứng và không thể sử dụng được. Chính vì vậy, sơn đã pha trộn cần được thi công ngay (thông thường thời gian sử dụng sơn đã pha là 90 – 120 phút).

Bước 5: Sơn lớp lót epoxy

Để thi công sơn epoxy lớp lót, kỹ thuật viên sẽ lăn một lớp sơn lót epoxy đã được pha sẵn. Nếu thi công sai thì lớp lót sẽ không bám dính.

Sau khi hoàn thành lớp sơn lót 12 giờ thì kiểm tra bề mặt. Nếu những vị trí bị hút nhiều, không có lớp màng trên bê tông thì phải sơn thêm 1 lớp nữa hay lăn lót bổ sung tại các vị trí đó.

Bước 6: Thi công sơn lớp phủ epoxy hoàn thiện

Sau đó khoảng 24 – 48 giờ kể từ khi lớp lót epoxy được thi công hoàn chỉnh. Nhà thầu sẽ tiến hành thi công sơn epoxy tự san phẳng với định mức và độ dày bình quân tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Đối với các đơn vị thi công khác có thể sẽ sơn thêm 1 lớp epoxy phủ trung gian, là lớp sơn màu và cùng màu với lớp sơn phủ.

Sơn sàn epoxy giá bao nhiêu?

Giá sơn nền nhà xưởng epoxy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Loại sơn;
  • Chất lượng bề mặt sàn, nếu sàn bê tông bị ẩm thì nhà thầu cần thêm 1 lớp cách ẩm dày ít nhất khoảng 1mm.
  • Bề mặt nền nhà xưởng có bằng phẳng hay bị rổ, yếu;
  • Điều kiện, thời gian thi công nhanh hay chậm, ban ngày hay ban đêm;
  • Diện tích cần thi công là bao nhiêu… Nếu diện tích thì công càng lớn thì giá đơn vị càng giảm.

Xem chi tiết Bảng giá sơn epoxy tại link:

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button