Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Bật mí những trò chơi thú vị cho ngày trung thu sắp tới kiến thức mới năm 2023

Bật mí những trò chơi thú vị cho ngày trung thu sắp tới – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Trung Thu là một trong những dịp quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với người dân Việt Nam. Vậy Trung Thu là gì? Trung Thu có phải lễ hội hay không? Trung Thu năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày nào? Từ bây giờ đến Trung Thu còn bao nhiêu ngày nữa? Hãy cùng Thợ Sửa Xe khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tết Trung Thu là gì?

“Trung Thu năm 2022 là ngày bao nhiêu tháng 8?”, “Trung Thu ngày mấy?”, “Từ bây giờ đến Trung Thu còn bao nhiêu ngày nữa?” là câu hỏi của rất nhiều người.

Tết Trung Thu tiếng Anh là Mid-Autumn Festival, được tổ chức vào giữa tháng 8 hàng năm. Đây là dịp được các bạn nhỏ rất mong đợi, bởi vào ngày này, các bé sẽ được người lớn tặng đồ chơi, bánh kẹo và được đi “rước đèn” cùng bạn bè đồng trang lứa trong xóm/làng.

Trung Thu còn gọi là ngày gì

Có thể bạn chưa biết, Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ hội đặc biệt tại Việt Nam mà nó còn là lễ hội lớn tại các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore,… Hiện nay, vào ngày Trung Thu ở Đài Loan và Hàn Quốc, người dân còn có thể được nghỉ như một ngày nghỉ lễ quốc gia chính thống.

Trung Thu còn bao nhiêu ngày?

Tết Trung Thu năm 2022 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 15/8/2022 (âm lịch) hoặc 10/9/2022 (dương lịch).

trung-thu-con-bao-nhieu-ngay
Trung thu còn bao nhiêu ngày nữa

Việc nắm rõ từ sớm lịch trung thu còn bao nhiêu ngày sẽ giúp bạn:

  • Sắp xếp kế hoạch kinh doanh/sản xuất dành cho những ngành hàng liên quan (bánh kẹo, đồ chơi,…)
  • Chuẩn bị cho những sự kiện thu hút khách hàng mục tiêu
  • Chủ động hơn trong việc tặng con/em đồ chơi hoặc những mâm cỗ, phần thưởng bất ngờ.

Ý nghĩa bánh Trung Thu

Vào ngày Rằm tháng 8 (Tết Trung Thu), người ta thường tặng nhau những cặp bánh Trung Thu với ý nghĩa chúc cho mọi thứ trong cuộc sống luôn được viên mãn, tròn đầy. Có lẽ, cũng chính vì lý do đó mà bánh Trung Thu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày đặc biệt này.

Ở Việt Nam, 2 loại bánh Trung Thu phổ biến nhất phải kể đến bánh dẻo và bánh nướng. Bánh dẻo là loại bánh có phần vỏ làm từ bột nếp nhồi với đường và một chút nước hoa bưởi thơm lừng, phần nhân thường là bột sen hoặc đậu xanh tán nhuyễn. Trong khi đó, bánh nướng lại có phần vỏ bánh được làm từ bột mì, trứng gà và một chút rượu, phần nhân có thể biến tấu tùy theo sở thích của người ăn: đậu xanh, khoai môn, dăm bông, thịt lợn, bí đao,…

Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày gì?

Trung Thu còn được biết đến với những tên gọi khác như: Tết Thiếu Nhi, Tết Trông Trăng và Tết Đoàn Viên. Trong đó:

  • Tết Thiếu Nhi: là dịp đặc biệt mà các bé được người lớn tặng quà, đồ chơi, bánh kẹo,… Ngoài ra, vào ngày này, các em sẽ được đi rước đèn lồng, phá cỗ Trung Thu và hòa mình vào những bài hát, trò chơi Trung Thu phổ biến.
  • Tết Trông Trăng: Vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, mọi người thường sẽ làm những mâm cỗ Trung Thu để các thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau, cùng nhau phá cỗ, tâm tình và ngắm trăng. Từ đó, Tết Trung Thu còn được người ta biết đến với tên gọi là Tết Trông Trăng.
  • Tết Đoàn Viên: Tên gọi này được bắt nguồn từ ý nghĩ của ngày Tết Trung Thu, bởi vào ngày này, ai ai cũng muốn được trở về bên gia đình, quây quần bên nhau, hàn huyên, chia sẻ tâm sự và cùng nhau thưởng thức những miếng bánh Trung Thu thật ấm áp nghĩa tình.

Top 3 trò chơi dân gian thú vị cho trẻ em trong Tết Trung Thu

Chuột nhử Mèo

Số lượng: 6 người trở lên

Cách chơi:

Cả nhóm sẽ đề cử hoặc oẳn tù tì để chọn ra 1 người làm chuột. Các thành viên khác sẽ là mèo, ngồi bệt với nhau thành vòng tròn; mặt quay vào tâm và 2 tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Sau đó, bạn “chuột” sẽ cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và rón rén thả khăn sau lưng 1 bạn “mèo” nào đó.

Khi chuột đã chạy hết một vòng, nếu bạn “mèo” đó vẫn chưa phát hiện có mồi phía sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn lên và quất mạnh vào vai/lưng của chú mèo mất cảnh giác đó. Lúc này, mèo sẽ phải đứng dậy quanh vòng tròn để tránh đòn, sau đó mới được ngồi về vị trí cũ.

Trong trường hợp mèo phát hiện ra khăn mồi khi chuột chưa chạy hết 1 vòng, thì mèo có quyền cầm khăn và lao đánh đuổi chuột xung quanh vòng tròn. Lúc này, chuột phải chạy thật nhanh để tránh đòn và ngồi vào đúng vị trí của mèo bỏ lại mới thoát được.

Trò chơi cứ thế được lặp lại liên tục với bạn “chuột” mới chính là chú “mèo” thắng cuộc.

trung-thu-co-phai-le-hoi-khong
Hướng dẫn cách chơi chuột nhử mèo vào ngày Trung Thu

Nhảy vòng

Số lượng: 10 người trở lên

Cách chơi:

Đầu tiên, chia đều làm 2 đội chơi: đội A & đội B, sau đó oẳn tù tì xem đội nào nhảy trước. Nếu đội A nhảy trước, đội B sẽ cầm tay nhau ngồi xổm sao cho toàn bộ thành viên trong đội B sẽ tạo ra một “hàng rào” vòng tròn. Tiếp đó, từng cặp “bàn tay liên kết” của đội B sẽ đặt chùng xuống mặt sân để làm “cửa bẫy” khi đội A nhảy qua.

Lúc này, các thành viên của đội A sẽ có nhiệm vụ đi lại quanh vòng ngoài của đội B, tùy chọn thời điểm đội B mất cảnh giác để bất ngờ nhảy vào trong vòng. Khi đó, chúng ta sẽ có 2 TH:

  • Trường hợp 1: Nếu thành viên đội A nhảy thành công vào “hàng rào” vòng tròn mà đội B đã tạo ra, thì đội B phải “mở cửa đúng vị trí đó cho cả đội A vào. Sau đó, đội A sẽ lại tìm những cơ hội khác để thoát khỏi vòng của đội B. Trò chơi cứ tiếp tục ra vào như vậy nếu đội nhảy còn thắng.
  • Trường hợp 2: Khi cửa bẫy của đội B kịp thời hất lên và chạm được vào người nhảy đội A, thì đội A coi như bị thua và phải làm “hàng rào” cho đội B vào trận.

Cam quýt mít dừa

Số lượng: 8 người

Cách chơi: 1 người được cử là người “cầm lái” sẽ đứng ra ngoài, 7 người còn lại sẽ xếp thành hàng ngang và đặt tên lần lượt theo thứ tự sau: Cam – Quýt – Mít – Dừa – Dưa – Hồng – Cậy.

Mỗi người đứng độc lập và đưa 2 bàn tay ra phía sau lưng, đan vào nhau tạo thành hình 1 cái bát. Tiếp theo, tất cả sẽ cùng hướng về vạch đích phía trước (khoảng 10 – 15 mét).

Trò chơi sẽ chính thức bắt đầu khi “cầm lái” đi phía sau hàng ngang, cầm một vật nhỏ làm “cái” đặt vào “bát” bất kỳ. Người vừa đặt “cái” đó cũng phải hết sức bí mật, đồng thời cầm chặt “cái”, vụt chạy lên phía đích và tránh khỏi các cú đá của 2 người đứng bên.

Nếu may mắn, người này sẽ chạy được về tới đích, thì họ có quyền gọi tên của 1 trong 6 người bất kỳ, lên cõng mình về trong tiếng reo hò của cả đội chơi. Ngược lại, tất cả trường hợp người được đặt “cái” bị 2 người bên cạnh chạm phải, làm rơi “cái”,… đều được tính là thua cuộc. Người đó coi như bị “mất lộc” và phải trở về vị trí cũ để tiếp tục cuộc chơi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Trung Thu và top 3 trò chơi dân gian cho bé hay ho nhất mà Thợ Sửa Xe muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã biết được Trung Thu ngày mấy, Trung Thu còn bao nhiêu ngày, ý nghĩa bánh Trung Thu,…

Ngoài ra, mời bạn truy cập thosuaxe.vn thường xuyên để tìm hiểu nhiều hơn về nét văn hóa Việt Nam! Xin chào và hẹn gặp lại!

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button