Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Mạch PCB Là Gì? Tác Dụng Của Chúng Đối Với Công Nghệ Như Thế Nào? kiến thức mới năm 2023

Mạch PCB Là Gì? Tác Dụng Của Chúng Đối Với Công Nghệ Như Thế Nào? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Bên trong mạch in PCB các linh kiện điện từ sẽ được kết nối. Nhưng sẽ không thông qua các dây dẫn ngoài và các đường dẫn sẽ được tích hợp ngay trên bề mặt của mạch. Chính vì đó nó sẽ giúp mạch được gọn gàng. Hơn nữa nó còn có thể giảm thiểu độ chồng chéo phức tạp nhất mà nó có thể gây ra những vấn đề không mong muốn. Mạch PCB có tác dụng cung cấp điện năng và kết nối điện chặt chẽ giữa các linh kiện để thiết bị có thể hoạt động 1 cách dễ dàng nhất.

Mạch PCB Được Hình Thành Do Đâu?

Giờ chắc mọi người đã hiểu pcb là gì rồi đúng không?. Vậy PCB này đến từ đâu? Mạch này nó được bắt đầu từ các bản mạch khá phức tạp không như thời nay. Giờ những bản mạch đó đã cải tiến và phát triển trở nên gọn gàng và hiệu quả hơn rất nhiều

Mạch điện xưa chỉ là các dây riêng lẻ được gắn vào các bộ phận và những đường dẫn điện. Rồi chúng sẽ được thực hiện bằng cách hàn những phần kim loại cùng với dây vàcác mạch lớn hơn. Giúp chứa được nhiều linh kiện điện tử hơn so với chứa nhiều dây hơn. Còn đối với các mạch phức tạp hơn, nó có thể bị rối vào nhau do số lượng dây quá nhiều. Vì đó mà chúng chiếm nhiều diện tích hơn. Vì vậy có thể thấy quá trình làm ra được chúng rất vất vả, tiến độ chậm, đòi hỏi ta phải hàn thủ công khá gian nan vì có nhiều thành phần kết nối có dây trong các mạch điện. Vì chính thế việc tìm lỗi và sửa chữa rất khó khăn.  Thế nên độ chính xác của chúng khi hoạt động cũng không cao cho lắm.

PCBA cũng là loại bản mạch in khác so với PCB. Dù vậy loại bản mạch cũng khá phổ biến như PCB. PCBA  viết tắt cho cụm từ Printed Circuit Board Assembly. Mạch này cũng chỉ là loại bản mạch in PCB đã hoàn thành, đã được gắn đầy đủ các linh kiện điện tử như điện trở, IC, tụ điện. Nhưng bản mạch PCB chỉ là mạch in chưa được lắp linh kiện.

–Mạch PCBA hầu như đã trải qua quá trình hàn. Các mạch cũng có thể được làm thủ công hay trải qua quá trình công nghệ gắn bề mặt (SMT) và hàn reflow để tạo kết nối hoàn thiện giữa các linh kiện điện tử và mạch in.

PCB Cấu Tạo Gồm Các Thành Phần Nào??

Là một linh kiện điện tử khác phức tạp và được cấu tạo từ nhiều vật liệu dẫn điện khác nhau sắp xếp 1 cách hợp lí, gọn gàn bao gồm:

  • Chất Nền:Được làm từ phíp thủy tinh FR4 và cũng có thể làm từ các vật liệu đắt tiền hơn như polymer hay nhôm,…vv… tùy loại bản mạch. Chúng có tác dụng đảm bảo tính cách điện trong những bản mạch. Thường thì chiều dày, kích thước của mạch PCB là 0,063 inch ≈ 1,6mm. Tuy nhiên ta có thể biến đổi tùy theo các loại bản mạch khác nhau.
  • Copper:Đây chính là lớp vật liệu thứ 2 trong mạch in. Là 1 lớp đồng mỏng đóng vai trò dẫn điện và cũng có thể gồm nhiều lớp khác nhau dựa chức năng và thiết kế của mạch của mình. Độ dày lớp đồng cũng được thay đổi và được xác định bằng tham số khối lượng/ diện tích nhất định. Đơn vị: oz.
  • Solder mask: Đây được coi là lớp mặt nạ hàn được gắn trên đồng. Lớp này sẽ che phủ tất cả mạch trừ phần chân các linh kiện để hàn. Chúng có tác dụng phân biệt phần chân linh kiện điện tử cần hàn và những đường mạch xung quanh, khả năng chống oxy hóa của những đoạn mạch. Điều hướng linh kiện điện tử kích thước nhỏ SMD để vào đúng vị trí nó.
  • Silk Screen:Là lớp màu trắng trên cùng của các mạch in. Đóng vai trò biểu thị giá trị và vị trí linh kiện hay bất cứ biểu tượng nào mà người dùng muốn.

Bảng Mạch PCB Đóng Vai Trò Thế Nào Trong Cuộc Sống.

Bảng mạch PCB hiện tại của chúng là thứ cần thiết của các thiết bị điện trong cuộc sống từ nhỏ đến lớn. Phổ biến như công nghiệp (ô tô, máy móc,…), thiết bị y tế, máy tính,điện thoại di động,…vv….Cùng mình điểm qua 1 số lĩnh vực nổi bật vượt trội nhờ mạch PCB nhé:

Y Khoa.

Ngành y khoa ngày càng tiên tiến nhờ vào những thiết bị công nghệ điện tử dùng trong ngành y khoa nên càng ngày phát triển. Mạch PCB là thành phần chiếm được không nhỏ phần quan trọng.

Khả năng của mạch này đã góp phần nào công cuộc nâng cấp các hệ thống của thiết bị điện tử đó. Mạch này vì có kích thước nhỏ gọn và hiệu quả đáng nể. Giúp các thiết bị điện tử được nhỏ  và trọng lượng nhẹ hơn. Từ đó loại bỏ sự phức tạp của các dây dẫn và đầu nối có trong hệ thống điện.

Không Gian Vũ Trụ.

Các mạch PCB được sử dụng trong ngành không gian vũ trụ này hầu hết là loại cứng và linh hoạt. Thường sử dụng trong những bảng, thiết bị điều khiển, hệ thống điều hành, hệ thống an toàn…

Về các vệ tinh, thiết bị do thám và những thiết bị vũ trụ khác ta sẽ sử dụng PCBs phức tạp hơn nhiều, có tuổi thọ lớn hơn. Những bảng mạch PCB này cần phải đáp ứng đủ nhu cầu như thiết kế mỏng, nhỏ gọn, chống rung cao và phải góp phần giảm khả năng tiêu thụ nhiên liệu.

Quân Sự.

Trong lĩnh vực quân sự này, các bảng PCB nếu muốn sử dụng đòi hỏi chặt chẽ và có khả năng tiếp xúc thường xuyên với những cú va đập, rung. Chính vì vậy công nghệ quân sự càng ngày càng tiên tiến Các mạch PCB này được dùng để điều khiển robot đời cao hay hệ thống ngắm của tên lửa,…

Những loại bảng mạch PCB yêu cầu cao vần phải có hiệu suất cao, độ dẻo dai và đàn hồi tốt. Chịu được lực hàng nghìn pound mà không bị hỏng hóc hay cháy gì.

Công Nghiệp.

Vì nhờ các bảng PCB này mà ngày nay đã giúp các hoạt động từ sản xuất đến quản lý những chuỗi cung ứng – thông tin từ đó chúng giúp tăng cường độ hiệu quả đáng kể. Việc này dẫn đến tăng cường sản xuất mà giảm được chi phí lao động.

Vì nhờ hệ thống hóa đã giúp ta cải thiện ngành công nghiệp nên năng suất và hiệu quả công việc cao hơn và phát triển hơn.

Thuật Ngữ Nào Nên Biết Trong Mạch PCB?

Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua thuật ngữ được biết trong mạch PCB nhé!

Trên đây là toàn bộ thuật ngữ mà chúng tôi biết được!! Vì vậy còn đa số thuật ngữ chưa được để cập ở đây. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và đề cập thêm cho các bạn nhé!!

Mạch PCB Có Nhiêu Loại??

(1) Mạch PCB 1 Lớp.

PCB 1 mặt là loại PCB có một mặt được bao phủ bởi 1 lớp vật liệu dẫn điện bất kỳ. Vì thế nên nó được sử dụng nhiều nhất nhờ tính gọn gàng và thuận tiện, dễ dùng. . Chính vì vật liệu này hay dùng làm bằng đồng để dẫn điện vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt lại rẻ nữa. 

Nếu muốn ngăn ngừa mạch PCB khỏi bị oxy hóa thì ta sẽ hàn 1 lớp phủ lên trên, tiếp đến là lớp in lụa để đánh dấu toàn bộ các linh kiện của PCB. Ngoài ra còn có 1 mặt dùng để kết nối các loại linh kiện điện tử với nhau như IC, tụ điện, điện trở,…các linh kiện này sẽ được hàn chặt. Các ứng dụng thường dùng mạch PCB này là những sản phẩm điện tử chi phí bé và số lượng lớn như ổ cứng, điện thoại…vv….

(2) PCB 2 Lớp.

Còn hay gọi với cái tên là PCB 2 mặt, loại PCB này bao gồm 1 lớp vật liệu dẫn điện mỏng. Tuy nhiên khác với PCB 1 lớp là vật liệu nằm cả mặt dưới và trên của bo mạch.

PCB 2 lớp này có tính linh hoạt mạnh và tốn phí thấp hơn, kích thước là các điểm mạch giúp giảm diện tích mạch đi làm mạch nhỏ, nhẹ, tiện hơn. Loại PCB này thường được sử dụng trong điều khiển công nghiệp và các thiết bị điện tử nhỏ gọn cần sản xuất nhiều như điện thoại, ổ cứng, máy tính,…

(3) PCB Nhiều Lớp.

Khác với các loại trên kia, PCB này nó có nhiều lớp hơn, tối đa ít nhất là 3 lớp cách điện = đồng trở lên. Mạch PCB này còn có lớp keo dán bảng để kẹp giữa các lớp cách nhiệt giúp bảo vệ các linh kiện điện tử giảm thiểu các vấn đề do nhiệt độ cao gây ra cho nó.

PCB nhiều lớp thường được dùng trong các thiết bị điện tử hoặc các ứng dụng khá là phức tạp hơn so với 2 loại trước đó. Chính là nhờ bởi kích thước gọn trong những không gian hẹp cụ thể như là: thiết bị công nghiệp, Flycam, các thiết bị vệ tinh,…

Mời các bạn xem video dưới đây để hiểu hơn nhé!

Để được tư vấn, hỗ trợ và đặt hàng quý khách hàng vui lòng liên hệ địa chỉ dưới đây:

Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội.

Hotline : 0986.203.203.

Email: vietnamlitanda@gmail.com.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button