Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cọc Tiếp Địa Là Gì ? Ứng Dụng và Phân Loại

Việt Nam ta nằm là nước có khí hậu thời tiết thất thường, mưa bão, sấm sét rất nguy hiểm. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến máy móc mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của con người

Chính vì thế, việc dùng hệ thống chống sét là việc cấp bách. Ở hệ thống này có nhiều bộ phận khác nhau, trong đó có thể kể đến là cọc tiếp địa.

Vậy cọc tiếp địa là gì ? Nó có những loại nào ? Ngay bây giờ điện nước Khánh Trung sẽ bật mí giúp bạn. Nào hãy cùng chú ý theo dõi qua bài viết bên dưới này nhé!

Contents

1 Tìm hiểu cọc tiếp địa là gì ?2 Ứng dụng cọc tiếp địa3 Cọc tiếp địa có những loại nào ?4 Đóng sai cọc tiếp địa có gây nguy hiểm không ?5 Tiêu chuẩn cọc tiếp địa6 Quy định thi công cọc tiếp địa7 Cách đo và kiểm định chất lượng cọc tiếp địa7.1 Đo, kiểm tra chiều dài kích thước cọc tiếp địa7.2 Đo, kiểm tra đường kính thân cây cọc tiếp địa7.3 Kiểm tra độ dày lớp mạ đồng cọc tiếp địa7.4 Cọc sản xuất chính hãng và theo tiêu chuẩn8 Báo giá cọc tiếp địa 2021
Tìm hiểu cọc tiếp địa là gì ?
Cọc tiếp địa còn có tên gọi khác là cọc nối đất hay thanh tiếp địa. Đây là thanh kim loại vót nhọn có một đầu để cắm sâu xuống đất, đầu còn lại làm bằng để đóng búa tạ. Phần đầu cọc có ren, tạo sự kết nối dễ dàng.

Theo văn bản quy định TCVN 9358:2012, cọc tiếp địa có tên là điện cực đất (earth electrode). Đây là 1 hoặc 1 nhóm vật dẫn chôn dưới đất có tiếp xúc chặt chẽ với đất và có thể hình thành mối nối điện.

Cọc tiếp địa được xem là linh hồn của hệ thống chống sét, nó hỗ trợ chống sét rất hiệu quả. Do đó, bạn cần chú ý thi công đúng quy trình để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Ứng dụng cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa là bộ phận rất quan trọng trong việc thi công bãi tiếp địa cho hệ thống chống sét. Nó có thể phân tán nguồn điện năng dư thừa xuống đất.

Bạn thử nghĩ xem nếu các thiết bị chống sét không tiếp địa tốt sẽ thế nào ? Chắc chắn rằng khi sét đánh vào mạng điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, hư hỏng các thiết bị điện.

Cọc tiếp địa có những loại nào ?
Theo chất liệu, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau:

– Cọc được làm bằng đồng nguyên chất: Cọc chứa 95 – 99% hàm lượng đồng, đây là loại cọc tốt nhất hiện nay.

– Cọc được làm bằng thép mạ kẽm: Thép được bọc kẽm nóng hoặc kẽm điện phân.

– Cọc được làm bằng thép mạ đồng: Lõi đường làm từ thép, lớp đồng mỏng phủ phía ngoài nhằm tăng khả năng truyền dẫn sét.

Đóng sai cọc tiếp địa có gây nguy hiểm không ?
Hệ thống chống sét có thể bảo vệ được kiến trúc công trình xây dựng. Khi đó, cọc tiếp địa sẽ có chức năng dẫn tia sét đánh xuống đất an toàn. Nhưng một khi cọc tiếp địa này bị đóng sai thì sẽ thế nào ?

Chắc chắn sẽ rất nguy hiểm, bởi nó có bản chất là thanh kim loại có tính dẫn điện tốt, truyền điện và hút các loại điện tích. Chính vì thế, khi đóng cọc sai thì các khu dân cư sẽ bị cháy nổ, người dân dễ bị điện giật.

Hơn nữa, hệ thống cọc tiếp đất cũng có chức năng tương tự nền móng, do đó nó thường thi công trước tiên ở mỗi công trình. Nếu không thỏa tiêu chuẩn sẽ rất dễ bị chậm tiến độ, cản trở giao thông.

Ngoài ra, khi chuẩn bị đóng cọc tiếp đất mà bạn không kiểm tra, khảo sát thực địa sẽ làm thiệt hại tới những công trình ngầm, mất cân bằng diện tích đất và một số nguy hiểm kèm theo nữa.

Chính vì thế, khi hệ thống cọc tiếp đất tốt, đạt chuẩn thì thời gian dùng sẽ lâu hơn, ngăn ngừa được nguy hiểm cho người sử dụng.

Tiêu chuẩn cọc tiếp địa
Theo TCVN 9358:2012, tiêu chí để thi công cọc tiếp địa đạt chuẩn sau:

Cọc tiếp địa thanh kim loại tròn cần có đường kính quy định bởi thiết kế. Tuy nhiên, nếu là điện cực thép thì nó không được nhỏ hơn 16mm và nếu là điện cực kim loại thì không nhỏ hơn 12mm.

Ở cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dài không được nhỏ hơn 4mm và thiết bị này bắt buộc phải mạ kẽm nóng hoặc phải bảo vệ chống ăn mòn bằng cách khác.

Cọc tiếp địa loại ống kim có đường kính tối thiểu là 19mm, chiều dài ống tối thiểu 2,45mm. Phần điện cực ống thép phải mạ kẽm nóng hoặc bảo vệ chống ăn mòn bằng các ống rắn chắc.

Quy định thi công cọc tiếp địa
Bất cứ thiết bị nào muốn hoạt động tốt cũng cần phải tuân thủ tiêu chuẩn nhất định. Cho nên việc lắp đặt cọc tiếp địa cũng phải tuân theo tiêu chuẩn chống sét được quy định tại TCVN 9358:2012.

Theo đó, bộ phận này cần phải đóng sâu xuống đất, đất phải liền thổ và chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc tiếp đất. Hơn nữa, khi đóng điện cực đất cần chọn nơi có độ ẩm để dễ dàng thực hiện.

Độ sâu lắp đặt điện cực đất thanh và ống kim loại có dạng cọc nhọn là 0,5m – 1,2m, tính từ đỉnh cọc tới mặt đất liền thổ. Hãy chọn độ sâu lắp điện cực lớn khi điện trở suất của đất giảm theo độ sâu.

Chiều dài cọc tiếp địa nằm trong khoảng 2,5m – 3m. Nó cho phép hàn nối để tăng chiều dài điện cực khi điện cực đất có chiều dài lớn hơn 3m.

Phần cọc tiếp đất đóng thẳng hoặc nghiêng phải nằm trong hệ thống nối đất của phân xưởng và đóng cách nhau không quá 20m, được liên kết với nhau bằng điện cực đất nằm ngang tạo mạch vòng điện cực.

Trước khi đóng cọc tiếp địa xuống đất, chúng ta phải dùng chụp đầu cực chuyên dùng nhằm bảo vệ đầu của điện cực. Nếu đất quá cứng, hãy dùng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính cọc tiếp địa để khi đóng điện cực xuống lỗ khoan, đất phải chèn hết chiều dài của nó.

Đặc biệt, phần dây nối giữa những cọc tiếp địa phải có tiết diện không được nhỏ hơn tiết diện dây nối đất chính.

Cách đo và kiểm định chất lượng cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa thép mạ đồng chiếm 80 – 90% các công trình liên quan đến hệ thống tiếp địa chống sét. Vì thế, nó đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống chống sét. Để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ta thực hiện như sau:

Đo, kiểm tra chiều dài kích thước cọc tiếp địa
Chuẩn bị thước dây dài để đo, kiểm tra chiều dài cọc. Kích thước chiều dài cọc tiếp địa sẽ có các size cụ thể là: Cọc dài 2.4 mét và cọc dài 3 mét.

Đo, kiểm tra đường kính thân cây cọc tiếp địa
Công đoạn đo và kiểm tra đường kính thân cọc tiếp địa phải được chú trọng. Bởi khi đường kính thân cọc không đủ sẽ làm giảm tiết diện, giảm sự tiếp xúc môi trường tiếp địa, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hệ thống tiếp địa.

Nếu thân cọc chuẩn sẽ rất tiện lợi để hàn hóa nhiệt và hàn tiếp thực. Bởi đa số khuôn hàn hóa nhiệt theo chuẩn cọc tiếp địa D16 sẽ rất khớp với bộ khuôn hàn hóa nhiệt giúp thi công nhanh chóng, tiết kiệm được thuốc hàn.

Chúng ta cũng có thể sử dụng thước đo cơ kẹp thường hoặc chuyên dụng của Mitutoyo Nhật Bản để đo cho chính xác hơn.

Kiểm tra độ dày lớp mạ đồng cọc tiếp địa
Độ dày lớp mạ vàng liên quan đến độ bền, tuổi thọ của cọc tiếp địa và khả năng truyền dẫn thoát sét của hệ thống tiếp địa chống sét cho công trình. Vì ở lớp mạ đồng có thể bảo vệ được cọc tiếp địa, ngăn ngừa sự oxy hóa của môi trường.

Để kiểm tra chất lượng lớp mạ đồng cọc tiếp địa tốt hơn hết là qua những trung tâm kiểm định lớn và uy tín như: Trung tâm quatest 3, chứng chỉ CQ, CO, test report.

Mặc khác, bằng mắt thường và cảm quan ta cũng kiểm tra được dễ dàng: Cắt thân cây cọc ra làm 2 và phân biệt đâu là lớp mạ, đâu là lớp thép. Từ đó, ta có thể thấy được độ dày lớp mạ khi so sánh giữa cọc đạt tiêu chuẩn và không đạt tiêu chuẩn.

Cọc sản xuất chính hãng và theo tiêu chuẩn
– Có ký hiệu mã hàng, thân cọc dập mã hàng

– Trên thân cọc biểu thị thương hiệu sản xuất

– Bao nilong vỏ bọc cọc tiếp địa có thông tin

– Tên nhà sản xuất, thương hiệu cọc rõ ràng

– Toàn bộ tên, thông số kỹ thuật phải trùng khớp với chứng chỉ CQ, CO, test report

Báo giá cọc tiếp địa 2021

Mô tả sản phẩm
Cọc Việt Nam (vnđ)
Giá Cọc Axis

(Vnđ)
Giá Cọc Ramratna

(Vnđ)
Giá Cọc Kumwell

(Vnđ)

Cọc Thép Mạ Đồng D14 dài 2.4m
145.000
175.000
155.000
195.000

Cọc Thép Mạ Đồng D16 dài 2.4m
155.000
185.000
165.000
215.000

Cọc Đồng Vàng D16 dài 2.4m
550.000
0
0
0

Cọc Đồng Đỏ D16 dài 2.4m
980.000
0
0
0

Cọc Thép Bọc Đồng D16 dài 2.4m
385.000
0
0
0

Cọc Thép Mạ Kẽm L 63 x 63 x 6mm
395.000
0
0
0

Hi vọng với những thông tin trên, quý khách đã một phần nào đó hiểu thêm về cọc tiếp địa và lựa chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ đến chúng tôi theo Hotline: 02363 505 717 để được hỗ trợ nhé!

Back to top button