Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Có nên sử dụng lõi nồi cơm điện chống dính bị xước không? kiến thức mới năm 2023

Có nên sử dụng lõi nồi cơm điện chống dính bị xước không? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Lõi nồi cơm điện chống dính bị xước, đừng sử dụng lại nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi lõi nồi cơm điện xảy ra sự cố này, hãy thay bằng chiếc mới nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và cả gia đình.

Nồi cơm điện không chỉ có thể nấu cơm, nấu cháo mà còn có thể hầm thịt, nấu canh, là thiết bị gia dụng cần có trong mỗi gia đình. Khi mua một chiếc nồi cơm điện, mọi người thường quan tâm đến kích thước và kiểu dáng của nồi cơm điện mà bỏ qua phần ruột nồi bên trong, là nơi tiếp xúc gần với cơm nhất.

Các loại ruột nồi cơm điện trên thị trường được làm từ hợp kim nhôm, gang tráng men chống dính, nhôm dập tráng men chống dính, nhôm dập tráng men chống dính kim cương, hợp kim nhiều lớp phủ chống dính… Ngoài lòng nồi bằng sứ, các loại nồi bên trong khác sẽ được phủ một lớp chống dính, thường là Teflon trên bề mặt nhằm đảm bảo khả năng chống dính cho nồi cơm điện. Tuy nhiên, loại nồi tráng này sẽ bắt đầu bong ra sau 1-2 năm sử dụng. Một số người nói rằng nếu sử dụng nồi cơm khi lớp phủ bị bong tróc có nguy cơ gây ung thư, điều này liệu có đúng không?

 

Hầu hết các loại nồi cơm chính hãng sử dụng chất chống dính Teflon mà chất này bị phân hủy ở nhiệt độ cao từ 300 đến 400 độ C, trong khi nhiệt độ nấu ăn không bao giờ vượt quá 250 độ C nên sẽ không có thay đổi. Mặt khác, Teflon là chất khó hấp thụ, dù có đi vào cơ thể người cũng bị đào thải ra, do vậy bạn đọc có thể an tâm, dù có lỡ ăn phải một chút lớp chống dính của nồi cơm thì chúng cũng sẽ đào thải theo đường tiêu hóa, hoàn toàn không tích tụ trong cơ thể và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Có thể tiếp tục sử dụng lớp sơn phủ sau khi đã bong tróc không?lõi nồi cơm điện bị xước

Mặc dù lớp sơn phủ không bị thay đổi về chất không ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người nhưng sau khi lớp sơn phủ bên trong bong ra trên diện rộng sẽ dễ dẫn đến cơm nóng không đều, các vấn đề như dính đáy, ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng khi nấu ăn. Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm cũng như việc làm sạch lòng nồi rất phức tạp.

Nồi cơm điện ở nhà có hiện tượng này, đừng sử dụng lại, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe-3

Thứ hai, nếu lớp sơn chống dính bị bong tróc nghiêm trọng và lớp nền nhôm bên trong bị lộ ra ngoài thì sẽ rất nguy hiểm, việc hấp thụ các nguyên tố nhôm trong thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, nếu lòng nồi bên trong của nồi cơm điện tại nhà có vết xước rõ ràng hoặc lớp sơn phủ bị bong ra, tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng ngay và thay thế lòng nồi bên trong kịp thời.

Cách nấu cơm không bị dính nồi đơn giản, hiệu quả

Ngâm gạo trong đá lạnh 15 phút

Đá sẽ làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo. Đồng thời nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình hấp thụ nước của gạo. Nhờ vậy cơm chín dẻo ngon hơn.

Thêm 1 thìa giấm khi nấu cơm

Giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn và không bị dính. Nhiều người lo lắng giấm sẽ khiến cơm chua khó ăn. Song thực tế dấm rất dễ bay hơi khi gặp nhiệt độ. Chúng sẽ nhanh chóng bay mùi khi cơm sôi, đảm bảo chín mềm thơm vô cùng.

Sử dụng dầu ăn, dầu salad hoặc dầu oliu

Đây là mẹo nấu cơm không dính nồi khá phổ biến. Người Nhật cũng dùng cách này để tăng độ bóng và độ mềm dẻo cho cơm.

Nấu cơm với sữa tươi theo tỉ lệ 3:1

Sữa tươi sẽ tăng thêm hương vị cho gạo. Khi cơm chín mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo tạo ra sự mềm dẻo xuất sắc. Đây cũng là một trong những cách giúp gạo cũ biến thành gạo mới rất hiệu quả.

Cọ rửa và vệ sinh nồi cơm điện chống dính đúng cách

Nhiều chiếc nồi cơm điện chống dính sau một thời gian sử dụng bị tróc mất lớp chống dính và không khác gì chiếc nồi bình thường. Thói quen cọ rửa và vệ sinh không đúng cách của người sử dụng là nguyên nhân khiến nồi cơm điện mất hiệu quả.

Nồi cơm điện ở nhà có hiện tượng này, đừng sử dụng lại, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe-4

Người dùng nên nhẹ tay và không sử dụng các vật sắc, nhọn, cứng để cọ rửa nồi làm hỏng lớp chống dính bên trong. Trường hợp nồi đang dính thì bạn hãy ngâm trong nước một lúc rồi dùng giẻ hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng tránh để các vật dụng sắc nhọn như bát, đĩa, thìa, dao… ma sát vào mặt nồi. Điều này cũng gián tiếp gây ra tình trạng hỏng lớp chống dính của sản phẩm.

Khi sử dụng nồi cơm điện cần chú ý điều gì?

1. Đảm bảo độ sạch sẽ giữa lòng trong của nồi cơm điện và mâm nhiệt

Khi sử dụng, tránh để các vết nước, hạt cơm hoặc các mảnh vụn khác nằm giữa lòng nồi và mâm nhiệt điện, vì nếu có vật cản nằm ở đấy thì không chỉ cản trở quá trình truyền nhiệt, ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng mà còn dễ khiến nồi cơm điện bị hỏng hóc nhanh hơn.

2. Không dùng cọ thép để vệ sinh

Sau khi nồi cơm điện dính vào lòng nồi, để làm sạch kỹ, một số người trực tiếp dùng cọ thép chà sát vào lòng nồi. Tuy nhiên, vì cọ thép quá cứng nên sẽ làm hỏng lớp chống dính.

Nồi cơm điện ở nhà có hiện tượng này, đừng sử dụng lại, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe-5

3. Không đốt

Nếu đốt lòng nồi cơm điện trên lửa, khi nồi bị khô, nhiệt độ tăng lên rất nhanh và có thể lên đến trên 300 ° C, dễ gây kết tủa các chất độc hại trong lớp mạ, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn trên mạch điện.

4. Không tráng bằng nước lạnh khi lòng nồi đang nóng

Ruột nồi cơm điện vừa sử dụng xong vẫn còn nhiệt, nếu rửa trực tiếp bằng nước lạnh lúc này lớp mạ sẽ dễ bị biến dạng hơn và tốc độ bong tróc sẽ tăng nhanh hơn dưới sự giãn nở và co lại của nhiệt. Vì vậy, khi vệ sinh lòng trong của nồi cơm điện, bạn phải để nguội rồi mới rửa.

Theo Vietnamnet

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button