Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk  kiến thức mới năm 2023

Xác định khoảng cách khi đỗ xe bằng cảm biến HC-SRF04 sử dụng ESP8266 và App Blynk  – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Đã được đăng vào 25/08/2020 @ 14:37

Nội dung bài viết hôm nay mình sẽ sử dụng cảm biến đo khoảng cách (HC – SRF04) để làm một hệ thống xác định khoảng cách trong bãi khi đỗ xe.

Hệ thống sẽ hiển thị khoảng cách về điện thoại khi cảm biến phát hiện vật cản. Bằng cách sử dụng NodeMCU ESP8266 với App Blynk.

Để hiểu hơn về cấu tạo và cách hoạt động của cảm biến (HC – SRF04) các bạn có thể tìm đọc bài viết về Arduino miễn phí dành cho người mới nhập môn.

Xem thêm:

Cấu hình thông số đo khoảng cách trên App Blynk

Để hiển thị Khoảng cách chúng ta vào Widget Box (+) > Click vào Gauge.

Nếu bạn chưa biết cách làm sao để tải App và tạo một Project trên Blynk các bạn xem bài viết bên dưới nhé.

Hướng dẫn cài đặt ESP8266 và kết nối với Blynk

Cài đặt thông số cảm biến đo khoảng cách (HC – SRF04)

  • Ở mục “Gauge”: Đặt tên cho dự án ở đây mình đặt là “Khoảng Cách”
  • INPUT: Cấu hình cho PIN cần kết nối, ở đây mình chọn Virtual > V5 (0~1023) đổi lại (0~260).
  • LABELS: e.g: Temp:/pin/cm.
  • REFRESH INTERVAL: Vào Push chọn tốc độ đọc cảm biến nhiệt độ (sec).

Tiếp tục vào Widget Box (+) > Click vào nút LED để hiển thị sự thay đổi khoảng cách.

Ở mục LED Settings: Đặt tên là LED 0.

INPUT: Cấu hình cho PIN cần kết nối, ở đây mình chọn Virtual > V0 và nhấn OK.

Tương tự ta cài đặt thông số cho LED:

  • LED 1 PIN cần kết nối,chọn Virtual > V1.
  • LED 2 PIN cần kết nối,chọn Virtual > V2.
  • LED 3 PIN cần kết nối,chọn Virtual > V3.
  • LED 4 PIN cần kết nối,chọn Virtual > V4.

Như vậy là đã xong phần cài đặt, bước tiếp theo ta tiến hành upload chương trình và xem kết quả nhé.

 

Sơ đồ đấu nối

NodeMCU ESP8266 Cảm biến HC – SRF04
3V3 VCC (5V)
D1 TRIGGER
D2 ECHO
GND GND

Các linh kiện cần thiết cho dự án

Tên linh kiện Số lượng
NodeMCU ESP8266 1
Cảm biến khoảng cách HC – SRF04 1

Code

#define TRIGGER D1
#define ECHO    D2

// NodeMCU Pin D1 > TRIGGER | Pin D2 > ECHO

#define BLYNK_PRINT Serial    // Comment this out to disable prints and save space
#include <ESP8266WiFi.h>
#include <BlynkSimpleEsp8266.h>

// You should get Auth Token in the Blynk App.
// Go to the Project Settings (nut icon).
char auth[] = "90e6fc3ed332435587af6799fb58de88";

// Your WiFi credentials.
// Set password to "" for open networks.
char ssid[] = "Nha Tro 4";
char pass[] = "nguyennam";
void setup() {
  
  Serial.begin (9600);
  Blynk.begin(auth, ssid, pass);
  pinMode(TRIGGER, OUTPUT);
  pinMode(ECHO, INPUT);
  pinMode(BUILTIN_LED, OUTPUT);
}

void loop() {
  
  long duration, distance;
  digitalWrite(TRIGGER, LOW);  
  delayMicroseconds(2); 
  
  digitalWrite(TRIGGER, HIGH);
  delayMicroseconds(10); 
  
  digitalWrite(TRIGGER, LOW);
  duration = pulseIn(ECHO, HIGH);
  distance = (duration/2) / 29.1;

   if (distance <= 150) {
    Blynk.virtualWrite(V0, 255);
}
  else {
    Blynk.virtualWrite(V0, 0);
  }

 if (distance <= 100) {
    Blynk.virtualWrite(V1, 255);
}
  else {
    Blynk.virtualWrite(V1, 0);
  }

   if (distance <= 80) {
    Blynk.virtualWrite(V2, 255);
}
  else {
    Blynk.virtualWrite(V2, 0);
  }

   if (distance <= 40) {
    Blynk.virtualWrite(V3, 255);
}
  else {
    Blynk.virtualWrite(V3, 0);
  }

   if (distance <= 20) {
    Blynk.virtualWrite(V4, 255);
}
  else {
    Blynk.virtualWrite(V4, 0);
  }

  Serial.print(distance);
  Serial.println("Centimeter:");
  Blynk.virtualWrite(V5, distance);
  delay(200);
  Blynk.run();
}

Thư viện

  • Download thư viện “SimpleTimer.h”Tải ngay
  • Download thư viện “BlynkSimpleEsp8266.h”: Tải ngay

Lời kết

Thật thú vị phải không các bạn, một ứng dụng thật đơn giản nhưng qua đó các bạn có thể sáng tạo riêng cho mình một dự án hay ho hơn, ví dụ có thể dùng cảm biến đo khoảng cách HC – SRF04 làm một mạch chống trộm.

Trong quá trình chế tạo mọi thắc mắc các bạn để lại Comment bên dưới bài viết mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: arduinokit.vn

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button