Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cách sửa nồi cơm điện nhảy sớm, bị sống nhanh chóng kiến thức mới năm 2023

Cách sửa nồi cơm điện nhảy sớm, bị sống nhanh chóng – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Bạn cần sửa nồi cơm điện nhảy sớm? Nồi cơm điện nhảy sớm khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến việc bếp núc của gia đình. Làm sao để sửa lỗi này nhanh chóng và hiệu quả? Có ngay câu trả lời trong bài viết này bạn nhé.

Nồi cơm điện là một thiết bị đơn giản không thể thiếu trong nhiều bữa cơm nhưng không vì thế mà nó lại không mắc những vấn đề. Đặc biệt vấn đề nồi cơm bị nhảy nút sớm, tưởng chừng như vấn đề đấy là vấn đề khó giải quyết nhưng biết những cách khắc phục những vấn đề đấy thì cực kì dễ dàng. Sau đây là những nguyên nhân và các cách sửa nồi cơm điện nhảy sớm đơn giản nhưng đầy hữu ích để làm ngay tại chính gia đình của chính mình.

Xem thêm: Cách sửa nồi cơm điện không vào điện

sửa nồi cơm điện nhảy sớm

Nguyên nhân nồi cơm điện nhảy sớm

Sau đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nồi cơm điện nhà bạn bị nhảy sớm

Do rơ le của nồi

Rơ le của nồi là một bộ phận giúp cho nồi chuyển từ nút “Cook” lên nút “Warm” đúng thời điểm. Nồi sẽ nhảy đúng lúc tùy vào rơ le của nồi có nhạy hay là không và sẽ tùy vào trường hợp nếu như nhà bạn sử dụng nồi cơm điện lâu hay còn mới bởi vì nồi càng sử dụng càng lâu thì rơ le của nồi cũng sẽ giảm đi.

Do ấn nút “Cook” quá nhiều lần

Khi nấu ăn bằng nồi cơm điện hay là muốn hấp thức ăn, hấp cơm nguội cho nóng thì chúng ta đều nhấn nút “Cook” lại thêm nhiều lần, chính ấn quá nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến việc nồi cơm điện nhảy nút quá sớm.

Do phần đáy của nồi bị cong lên

Phần đáy nồi bị cong lên như vậy là do tác động của nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình nấu chín cơm, chính vì như thế sẽ dẫn cho đáy nồi càng ngày bị cong lên. Điều đó sẽ dẫn đến lò xo nhiệt với đáy nồi tăng lên vì thế dẫn đến lực nén của rơ le yếu đi và không còn nhạy. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nồi cơm nhảy nút sớm. Trên chính là một số trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc nồi cơm điện nhảy sớm và đây sẽ là những cách khắc phục để chúng ta sửa chữa về những nguyên nhân phía trên.

Cách sửa nồi cơm điện nhảy sớm

Cần phải sửa chữa rơ le

Trong trường hợp này chúng ta phải hạn chế đến mức tối đa tránh dẫn đến việc rơ le của nồi cơm bị hỏng. Nếu như rơ le bị hỏng bạn nên nhanh chóng đến tâm hoặc bảo trì hoặc đến tiệm sửa chữa điện để nhờ sự giúp đỡ từ các thợ chuyên nghiệp. Lưu ý không được tự ý làm tại nhà nếu như không thành thạo các thao tác hoặc không hiểu biết về các thiết bị điện tránh cho gây hại đến bản thân và mọi người xung quanh.

cách sửa nồi cơm điện bị sống
cách sửa nồi cơm điện bị sống

Hạn chế nhất có thể việc nhấn nút “Cook” quá nhiều lần

Trong lúc nấu thức ăn hoặc hấp chín cơm nguội, bạn nên hạn chế đừng ấn nút “Cook” quá nhiều lần. Như vậy không chỉ hạn chế việc độ nhạy của rơ len điện mà còn sẽ giúp chúng ta hạn chế về mặt chi phí đi sửa và hơn hết là sẽ tránh cho rơ le nhảy sớm sẽ khiến cho cơm trong nồi không thể chín được.

Đổi mới lòng nồi

Trong trường hợp lòng nồi hay nói cách khác là đáy nồi bị cong nên tốt nhất là chúng ta nên thay một lòng nồi khác, hãy đến các tiệm bán thiết bị điện hoặc đến trung tâm để mua.Chúng ta sẽ theo từng hãng nồi cơm mà lựa chọn mua. Thường thì giá cả trên thị trường là từ 100 đến 300 nghìn đối với nồi cơm thường. Nồi cơm cao cấp sẽ có những giá cả cao hơn và tùy vào lựa chọn của người tiêu dùng.

Mong rằng các cách sửa nồi cơm điện nhảy sớm ở phía trên sẽ giúp ích cho gia đình bạn tránh trường hợp nồi cơm điện nhảy sớm và các bạn sẽ hiểu biết rõ hơn về các thiết bị điện trong ngôi nhà của bạn, hãy liên hệ fix.net.vn để biết thêm những chi tiết mới về các vấn đề nồi cơm điện.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button