Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Dàn lạnh điều hòa là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động kiến thức mới năm 2023

Dàn lạnh điều hòa là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Dàn lạnh điều hòa là một bộ phận quan trọng của điều hòa, giúp thiết bị này vận hành bình thường. Nếu bạn đang thắc mắc về cơ chế, cấu tạo và chức năng của bộ phận này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Dàn lạnh điều hòa

Đây là một trong những bộ phận trong cấu tạo của điều hòa, và giữ vai trò khá quan trọng. Đặc biệt, khi sử dụng máy lạnh bạn cần lưu ý để bộ phận này. Để được tư vấn từ độ ngũ thợ hàng đầu hãy liên hệ đến công ty chúng tôi trong tháng 6 này nha.

Dàn lạnh điều hòa là gì?

  • Dàn lạnh điều hòa là gì? Dàn lạnh là bộ phận không thể thiếu của thiết bị và thường được lắp đặt bên trong phòng với mục đích làm mát không khí. Dàn lạnh thông thường được làm bằng chất liệu nhôm tản nhiệt hoặc đồng, bên ngoài được bao phủ bởi những ống đồng. Bên trong mỗi ống đồng này lại chứa môi chất làm lạnh, hay còn được gọi là gas điều hòa.
  • Máy lạnh hoạt động cũng là lúc dàn lạnh được hấp thụ không khí bên ngoài nhờ quạt hút. Không khí thổi ra từ dàn lạnh sẽ phải có mức nhiệt thấp hơn và sạch hơn so với không khí hút từ ngoài môi trường vào.
  • Chính vì lẽ đó mà dàn lạnh được trang bị thêm những tấm màng lọc bụi bẩn, ngăn cản chúng xâm nhập sâu vào phòng của bạn.

Cấu tạo chi tiết dàn lạnh điều hòa

  • Nhìn chung, dù là thiết bị điều hòa của hãng nào thì bộ phận dàn lạnh cũng gồm: vỏ nhựa, tấm lưới lọc bụi, quạt dàn lạnh, cánh quạt dàn lạnh, bo mạch điều khiển, quạt vẫy và dàn đồng tản nhiệt.
  • Với bất kì một chiếc điều hòa nào thì bộ phận dàn lạnh cũng không thể thiếu các thiết bị này. Mỗi thiết bị đóng một vai trò khác nhau giúp điều hòa hoạt động bình thường. Do đó, trong quá trình lắp đặt phải đảm bảo sự chính xác và không bỏ quên bất cứ linh kiện nào.
Các bộ phận của dàn lạnh điều hòa
Các bộ phận của dàn lạnh điều hòa

Chức năng và nguyên lý hoạt động của dàn làm lạnh điều hòa

Chức năng

Đúng như tên gọi của nó, dàn lạnh có chức năng chính là làm mát không khí trong phòng. Theo đó, nhiệt độ trong phòng sẽ được hấp thụ vào dàn lạnh, chuyển đến dàn nóng rồi đẩy ra ngoài môi trường.

Tiếp đó, ga điều hòa ở tại vị trí ống đồng sẽ chuyển sang nhiệt độ thấp khi chúng đi qua van tiết lưu điều hòa. Khi ga điều hòa đi qua dàn lạnh, chúng hấp thu nhiệt ở môi trường tại đây, làm nhiệt độ trong phòng giảm xuống như điều khiển quy định.

Xem thêm: Sai lầm khi sử dụng điều hòa ai cũng mắc phải

Nguyên lý hoạt động

Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa khá đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, khi bạn bật điều hòa, quạt của dàn lạnh sẽ chạy tín hiệu. Nhiệt độ trong phòng sẽ luôn cao hơn khi bạn khởi động thiết bị và lúc này, bộ phận cảm biến sẽ báo nhiệt độ về điều khiển.
  • Tiếp đó, vỉ mạch cấp điện cho cục nóng và làm quạt cục nóng cùng với block máy nén vận hành. Gas điều hòa dạng hơi sẽ di chuyển qua ống mao, chịu sự chênh lệch áp suất lớn và biến thành dạng lỏng.
  • Môi chất lạnh lúc này được đẩy vào dàn lạnh, hút hơi lạnh và đi ra ngoài phòng. Quá trình này được lặp lại nhiều lần cho đến khi phòng đạt mức nhiệt như cài đặt.
Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa
Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa

Lưu ý khi lắp đặt

Để điều hòa vận hành bình thường, bạn cần lưu ý trong quá trình lắp đặt dàn lạnh điều hòa những vấn đề như sau:

  • Với vị trí lắp đặt điều hòa cần chắc chắn, vững chãi, tránh hiện tượng rung lắc. Vị trí này cũng cần đảm bảo thông thoáng để hơi lạnh được lan tỏa đều khắp căn phòng. Tuyệt đối không lắp điều hòa ở nơi có mặt trời chiếu sáng trực tiếp. Chiều cao của cục nóng tính từ mặt sàn phải tối thiểu 2,5m và cách tường ít nhất 50mm.
  • Chú ý vệ sinh điều hòa định kỳ, nhất là khi sử dụng liên tục và định kì 6 tháng/lần. Nếu thường xuyên dùng và môi trường ô nhiễm thì cần vệ sinh thường xuyên hơn.
  • Tuyệt đối không lắp đặt dàn lạnh điều hòa ở góc khuất khiến hơi lạnh không được phân bổ đều trong phòng. Bạn cũng không nên lắp điều hòa sát nền nhà vì không khí lạnh sẽ chìm xuống dưới, khiến điều hòa không đạt hiệu suất cần thiết.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin đầy đủ nhất của dàn lạnh điều hòa. Hy vọng bạn đã có thêm hiểu biết và có thể nắm rõ được nguyên nhân khi bộ phận này xảy ra vấn đề. Chúc bạn đọc thành công!


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button