Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

An toàn điện cho trẻ em và cách sơ cứu khi điện giật

Điện là một năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt, trẻ em là những nhân tố hết sức nguy hiểm có nguy cơ bị giật. Vì trẻ em hiếu động và không biết được sự nguy hiểm về điện. Người lớn cần phải biết cách giữa an toàn điện cho trẻ em.

Trẻ em có thể dễ dàng tiếp xúc với nguồn điện trong nhà, chơi các thiết bị điện một cách vô tư nếu không có sự kiểm soát của người lớn. Khi trẻ đã hiểu biết thì việc dạy cho trẻ cách sử dụng điện an toàn là một điều cơ bản đầu tiên mà cha mẹ cần phải quan tâm.

An toàn điện cho trẻ em
Chúng ta không thể cấm trẻ em học hỏi và bắt trước tất cả các công việc, vì ở độ tuổi 1 đến 4 tuổi các bé còn chưa ý thức được sự nguy hiểm về sử dụng điện. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh phải thực hiện các biện pháp an toàn điện cho trẻ.

Đối với trẻ trên 5 tuổi thì các phụ huynh nên trang bị kiến thức an toàn về điện cho trẻ đồng thời cảnh báo nguy hiểm ở những nơi có nguy cơ điện giật. Hướng dẫn cho trẻ cách gọi 114 khi cần thiết.

Không để trẻ chạm vào dây điện bị đứt hay hở
Các bậc phụ huynh phải luôn nhắc nhở con tránh xa dây điện
Không dùng que hoặc ngón tay chạm vào ổ điện, lỗ cắm điện. Những ổ cắm điện phải có công tắc lắp đặt ở vị trí cao hơn 1m40 để trẻ nhỏ không với tới
Không nên cắm trực tiếp đầu dây dẫn vào ổ cắm mà cần phải có phích cắm chắc chắn. Và khi rút phích cắm không kéo trực tiếp dây điện mà phải cầm ngay phích cắm khi rút
Không dùng tay ướt chạm vào điện và thiết bị điện
Đặc biệt nguồn điện có thể truyền qua dây diều, nên tuyệt đối không nên để trẻ chơi thả diều gần cột điện
Khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất hãy tránh xa
Không trèo cây nơi có đường dây điện
Không để những vật liệu dễ cháy gần đèn và thiết bị điện
Ngắt điện trước khi sửa chữa điện
Để bảo đảm sự an toàn điện cần phải sử dụng ổ cắm bằng nhựa tổng hợp, sử dụng ổ cắm và phích cắm có 3 chân để chống điện rò ra vỏ gây nguy hiểm và hỏng thiết bị điện.
Không sử dụng thiết bị điện gần bồn rửa, bồn tắm, khu vực ẩm ướt
Dạy cho con trẻ hiểu điện không phải là một món đồ chơi, phải tránh xa điện và thiết bị điện
Nguồn điện, thiết bị điện bị rò điện hãy thông báo cho thợ sửa chữa điện giá rẻ đến khắc phục ngay lập tức
Khi thấy người bị điện giật không tự ý chạy lại mà phải thông báo cho người lớn
Không đùa giỡn chọi ném lên dây điện
Không nghịch các ổ cắm điện

Không đi vào các khu vực nguy hiểm, chạm tay vào cột điện cao thế đã cảnh báo nguy hiểm
Không đi hơi khi trời đang mưa

Sơ cứu tại chỗ khi bị điện giật

Nếu trẻ mất tri giác phải kiểm tra hô hấp tuần hoàn cho trẻ, thực hiện biện pháp hồi sức tim phổi
Đặt trẻ nằm ngửa, kê trên gối mềm hoặc áo dưới đốt sống cổ sao cho đầu ngửa về phía sau
Mở miệng trẻ nếu thấy lượt thụt vào thì phải kéo ra, nếu có thức ăn phải moi sạch ra để đường hô hấp được thông thoáng
Đặt hai tay xếp chồng lên nhau tại vị trí ⅓ phần xương ức và ấn vào lồng ngực 5 cái
Sau khi hồi sức tim phổi hãy chuyển sang tư thế thổi ngạt
Nếu thổi vào miệng thì bịt mũi và ngược lại
Vừa thổi vừa quan sát xem lồng ngực có phồng lên hay không
Cứ sau 2 – 3 lần thổi ngạt lại ép tim 4 – 6 lần
Thực hiện thao tác liên tục cho đến khi bé có dấu hiệu sống trở lại rồi sau đó di chuyển nạn nhân đến bệnh viện

Hãy tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện và để mắt tới con trẻ trong mọi không gian, thời gian. Và hãy cố gắng bảo vệ con của bạn bằng cách phòng tránh và có các biện pháp an toàn điện cho trẻ em.

Back to top button