Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Xe máy bị trầy xước phải làm sao ?

Xe máy bị trầy xước là lo lắng chung của rất nhiều chủ xe bởi trong quá trình tham gia giao thông rất khó tránh khỏi tình trạng va chạm. Nhất là các vết trầy xước nặng cực kỳ gây mất thẩm mỹ. Vậy xe máy bị trầy xước phải làm sao? Đừng bỏ qua những kinh nghiệm khắc phục vấn đề này hiệu quả, tiết kiệm chi phí và rất dễ thao tác dưới đây nhé!

Vì sao xe máy bị trầy xước nặng? 

Lớp sơn xe máy có cấu tạo gồm: Thép, lớp sơn lót, lớp sơn màu và lớp sơn bóng cuối cùng. Bộ phận này được ví như “làn da” cho xe máy giữ được diện mạo luôn bền đẹp. 

Va chạm, quẹt xe là nguyên nhân xe máy bị trầy xước

Tình trạng trầy xước xe chính là lớp sơn bên ngoài của xe do ma sát hoặc chịu tác động trực tiếp bởi một lực, tác nhân nào đó làm cho bị xước & lộ rõ phần kim loại bên trong.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe máy bị trầy xước mà bạn cần xác định vết xước nhẹ hay nặng để xử lý cho đúng và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là những nguyên nhân khiến xe bị trầy xước mà bạn cần biết:

– Trong quá trình di chuyển, đặc biệt là điều kiện đường xá đông đúc tại Việt Nam rất khó tránh khỏi hiện tượng va quệt, các khúc cua… 

– Do cách rửa xe không đúng cách, sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp làm lớp sơn bị mất màu và không còn độ sáng bóng. 

Do thói quen để xe cạnh xát các bờ tường khiến phần mép yếm xe bị trầy xước. Hãy đảm bảo quan sát & lựa chọn vị trí không quá sát tường tránh xe bị va chạm. 

– Khi xe đi vào các đoạn đường có đá găng dễ làm cho đất đá văng lên thành xe dẫn đến trầy xước là điều rất dễ hiểu. 

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, các lớp bụi bẩn tích tụ lần dần trên bề mặt xe cũng là nguyên nhân dẫn đến các vết trầy xước. 

Dùng chất tẩy rửa mạnh khi rửa xe cũng làm xước lớp sơn

Ngoài những nguyên nhân chủ quan, xe máy bị trầy xước nặng còn do nguyên nhân khách quan. Bởi trong công đoạn hãng sơn xe máy, xe bị nhiều yếu tố tác động như áp lực không đều, dung môi khô quá nhanh hoặc tỷ lệ sơn không đúng khiến lớp sơn chỗ dày, chỗ mỏng không đều màu. Sự không đều màu, tỷ lệ không phù hợp này khi xe bị va quệt dù nhẹ hay nặng cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới bề mặt lớp sơn.

Xem thêm:

Sơn xe máy giá bao nhiêu tiền hiện nay ?

Hướng dẫn cách kiểm tra dầu xe máy

Xe máy bị nóng máy nguyên nhân do đâu ?
Xe máy bị trầy xước phải làm sao? 

Trong trường hợp xe máy bị trầy xước nhẹ ở vỏ bên ngoài, chúng ta có thể tự xử lý đơn giản ngay tại nhà bằng cách dụng cụ, chi phí rẻ. Theo kinh nghiệm nhiều thợ xe họ thường xử lý vết xước bằng sơn móng tay, kem đánh răng, sáp và giấy nhám… 

Quy trình xử lý vết trầy xước nặng như sau: 

Chuẩn bị các dụng cụ: 

2 Miếng giấy nhám mềm loại có độ mịn cao
1 Lọ sơn xe máy có màu giống màu xe, 1 lọ sơn lót, 1 lọ sơn bóng chuyên dụng cho xe.
Dung dịch xăng đựng trong lọ
Nước sạch và khăn mềm

Bước 1: Xác định mức độ vết xước

Lớp sơn xe có thể bị trầy xước khi bị va quệt nhẹ hoặc vật gì đó cọ vào. Thực tế, cũng có khá nhiều trường hợp đó chỉ là vết bẩn thông thường. Lúc đó, bạn nên dùng khăn mềm (đã được làm ẩm) để lau sạch xung quanh đó để kiểm tra đó là vết bẩn do bám bụi hay vết xước. 

kiểm tra vết xước xe máy

Trong trường hợp là vết trầy xước bước tiếp theo là chúng ta xác định mức độ sâu, nông để có hướng xử lý tối ưu nhất. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan bỏ qua các vết xước nhẹ bởi nếu không được xử lý mức độ sẽ nghiêm trọng hơn bởi dễ bị oxi hóa từ các tác nhân mưa gió ngoài môi trường. 

Bước 2: Làm sạch vị trí xung quanh vết xước

Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn cần vệ sinh xung quanh vết trầy xước sạch bụi bẩn sau đó dùng một chiếc khăn mềm để lau khô. 

Bước 3: Xử lý vết trầy xước

Kem đánh răng, giấy chà nhám, sơn móng tay (cùng tông màu với xe) là những vật dụng rất hữu hiệu trong việc làm mờ vết xước và tạo độ bóng. 

Dùng khăn mềm lau sạch vết xước xe máy

Dùng kem đánh răng, giấy chà nhám chà nhẹ lên vết xước. Chú ý, chà theo cùng nhiều vết xước tránh làm lan rộng thậm chí khiến vết xước sâu hơn. Sau đó dùng khăn mềm lau thật khô vết xước. 

Bước 4: Dùng keo bả trét lại vết xước vừa chà để lấp đầy khu vực mài. Sau đó đợi khoảng 3, 4 phút cho bột trét khô. Tùy thuộc mức độ nhẹ, sâu mà lúc này chúng ta có thể trét 2 hoặc 3 lần. 

Bước 5: Tiếp tục dùng giấy nhám để đánh lại một lần nước cho vết xước đều và mịn. Cố gắng mài nhẹ tay tránh làm mất lớp bột trét. 

Bước 6: Dùng súng phun sơn để phun sơn lót vào vị trí vết xước vừa được mài giấy nhám. Chú ý, che kĩ xung quanh khu vực đó tránh lem sơn ra ngoài. 

Bước 7: Đợi khoảng 3 đến 4 phút cho sơn lót khô rồi dùng giấy nhám để xả nhám lớp sơn vừa phun cho thật mịn. 

Bước 8: Pha sơn theo đúng màu sơn của xe rồi tiến hành sơn lại cho xe

 

Cuối cùng xịt dung dịch đánh bóng lên vị trí vết xước, thực hiện thao tác này nhanh và theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Khi vết xước đã mờ thì dừng lại nhanh chóng lấy khăn mềm nhúng nước lau sạch dung dịch. Công đoạn này để tạo lớp sơn bóng mềm mịn, chất lượng cũng như giúp việc “tân trang” lại chiếc xe như mới. 

MẸO HAY: Để lớp sơn đẹp & bóng, bước này bạn nên thực hiện dưới chỗ có nhiều ánh nắng mặt trời sẽ giúp dung dịch đánh bóng nhanh bay hơi đồng thời tạo tông màu đẹp nhất. 

 

Trong trường hợp vết trầy xước xe máy nặng mà bạn không thể khắc phục tại nhà hãy đem xe ra các gara uy tín để đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề giúp bạn sửa chữa nhanh chóng. 

 

Xe máy bị trầy xước nặng phải làm sao? Chắc hẳn với những thông tin qua bài viết bạn đã biết cách khắc phục cũng như tìm hiểu nguyên nhân hạn chế tối đa tình trạng này rồi đúng không nào. Đừng quên, luôn tập trung & nghiêm túc khi lái xe để tránh xảy ra va chạm vừa bảo vệ an toàn cho chính mình và mọi người cùng tham gia giao thông nhé!

Back to top button