Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ chuẩn kiến thức mới năm 2023

Hướng dẫn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ chuẩn – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ là hệ thống báo cháy chuyên dụng nhất hiện nay. Chúng trở thành hệ thống báo cháy quan trọng trong các công trình lớn. Vậy hệ thống báo cháy địa chỉ là gì? Hướng dẫn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ chuẩn ra sao ? Tại sao nên lựa chọn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ ? Theo dõi bài viết bên dưới của Công ty P69 để tìm câu trả lời nhé!

Trung tâm báo cháy địa chỉ là gì?

Trung tâm báo cháy địa chỉ là gì?

Trung tâm báo cháy địa chỉ là các thiết bị được lắp trên một đường tín hiệu có các địa chỉ khác nhau và trên cùng một đường dây tín hiệu thì có thể lắp được bao nhiêu thiết bị thì phải phụ thuộc vào loại tủ báo cháy hỗ trợ bao nhiêu thiết bị trên một đường tín hiệu.

Trung tâm báo cháy địa chỉ là hoạt động linh hoạt hơn hệ thống báo cháy loại thường chúng ta sẽ biết chính xác khu vực nào xảy ra hỏa hoạn vì mối đầu báo khói báo nhiệt mang một địa chỉ riêng biệt.

Đặc điểm chính của lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ

  • Hệ thống xác định dung lượng điểm bằng số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu của nó
  • Nguồn điện và các thông tin liên lạc sẽ được cung cấp thông qua mạch loop. Đồng thời mạch loop sẽ giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó.
  • Tùy vào từng nhà sản xuất khác nhau mà cách mạch loop có thể kết nối trên 100 thiết bị địa chỉ. Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều thiết bị địa chỉ khác nhau. Còn đối với các thiết bị không địa chỉ sẽ được kết nối với mạch loop thông qua các module địa chỉ.
  • Khi lắp đặt địa chỉ: mỗi địa chỉ sẽ được đấu nối với một điểm duy nhất trên mạch loop
  • Tủ điều khiển tiến hành hoạt động giám sát tới tất cả các thiết bị trong mạch loop.
  • Hệ thống này cho phép con người nhanh chóng tìm ra vị trí xảy ra đám cháy. Nhờ chức năng báo cháy theo điểm
  • Hệ thống cho phép nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình cài đặt ra/ vào linh hoạt. Nhằm kết nối các thiết bị đầu vào với các thiết bị đầu ra.

Các thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra của trung tâm báo cháy địa chỉ

Các thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy địa chỉ gồm có :

Các thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra của trung tâm báo cháy địa chỉ
Các thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra của trung tâm báo cháy địa chỉ

1. Thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy địa chỉ

  • Đầu báo khói địa chỉ
  • Đầu báo nhiệt địa chỉ
  • Đầu báo khói kết hợp nhiệt địa chỉ
  • Đầu báo khói cho ống thông gió địa chỉ
  • Nút ấn báo cháy địa chỉ
  • Module cho đầu báo cháy không địa chỉ
  • Module giám sát một đầu vào, module giám sát hai đầu vào
  • Module 16 đường vào ra (FN-4127-I/O)
  • Các đầu vào giám sát trên trung tâm báo cháy…

2. Thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy địa chỉ 

  •  Module điều khiển chuông, còi và đèn báo cháy
  • Module điều khiển dạng Rơ-le
  • Module 16 đường vào ra (FN-4127-I/O)
  • Đế đầu báo cháy địa chỉ tích hợp còi báo cháy
  • Các đường cho chuông, còi, đèn trực tiếp trên trung tâm báo cháy (NAC)
  • Các Rơ-le trên trung tâm báo cháy.

3. Bộ nguồn

Bộ nguồn chuyển đổi 220VAC/24VDC cung cấp điện áp và dòng điện đến các module cho đầu báo thường, module cho chuông, còi, đèn báo cháy và các thiết bị cần nguồn điều khiển khác.

4. Thiết bị cài đặt địa chỉ TCH-B200

Dùng để đặt địa chỉ cho các đầu báo, module và kiểm tra tình trạng hoạt động của chúng.

Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ

Module điều khiển thiết bị ngoại vi là thiết bị có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu để điều khiển các thiết bị ngoại vi trong hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ. Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ có 3 trạng thái làm việc

Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ
Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ

1. Trạng thái thường trực

+ Ở trạng thái này hệ thống luôn gửi các tín hiệu kiểm tra đến các thiết bị cơ sở. Đồng thời các thiết bị trực thuộc cũng được lập trình để phản hồi lại các tín hiệu này để báo cáo trạng thái làm việc.

+ Về vấn đề bảo trì và bảo dưỡng. Trong hệ thống sẽ được cài đặt theo một khoảng thời gian cụ thể để in tình trạng hoạt động của cả hệ thống. Đồng thời hiển thị các thiết bị cần bào dưỡng và thay thế.

2. Trạng thái báo cháy:

+ Khi có cháy xảy ra, trong môi trường sẽ xuất hiện các yếu tố bất thường như khói và nhiệt. Khi các yếu tố bất thường này đạt đến ngưỡng cài đặt. Lúc này các đầu báo cháy sẽ phát hiện ra và truyền thông tin về tủ trung tâm điều khiển.

+ Tại tủ trung tâm điều khiển, các thông tin truyền về sẽ được xử lý theo kịch bản được lập trình sẵn. Tủ sẽ hiển thị các tín hiệu b báo cháy truyền về tại màn hình LCD. Trên màn hình sẽ hiển thị đầy đủ vị trí mà đám cháy đang xảy ra. Đồng thời tủ sẽ truyền tín hiệu đến các thiết bị ngoại vi để chúng phát âm thanh cảnh báo cho con người.

+ Nếu như trung tâm báo cháy được lập trình thêm các chức năng giám sát các thiết bị khác. Trong trường hợp các thiết bị đó gặp sự cố thì hệ thống sẽ thông báo cho người giám sát biết thiết bị đó cần giám sát. Các thông tin này được hiển thị tại màn hình LCD. Khi các thiết bị này đã được giám sát và kiểm tra thì hệ thống sẽ tự động trở về trạng thái bình thường.

3. Trạng thái sự cố.

Nếu như trong trạng thái này mà trung tâm nhận được các tín hiệu báo lỗi hoặc không nhận được tín hiệu phản hồi từ các thiết bị. Hệ thống sẽ tự động chuyển sang chế độ sự cố. Các thông tin chi tiết về sự cố được thể hiển ở màn hình LCD. Các thông tin sẽ hiển thị rõ ràng là địa chỉ xảy ra sự cố ở điểm nào. Khi các sự cố được khắc phục thì hệ thống sẽ tự động trở về trạng thái làm việc bình thường.

Hướng dẫn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ chuẩn

Thông thường để lắp đặt hệ thống báo cháy địa chỉ ta làm theo 4 bước sau, Tuy nhiên trong quá trình thi công tùy theo tình hình thực tế có thể thay đổi thứ tự các bước

1. Bước 1 : Kiểm tra bản vẽ, lên phương án thi công

– Kiểm tra yêu cầu, phương án báo cháy của chủ đầu tư

– Kiểm tra tính toán số lượng thiết bị tổng thể  trên bản vẽ và số lượng cho từng Loop từng Loop

– Các kết nối, giao tiếp với các thiết bị khác ( PA, Thang Máy, quạt tạo áp … )

– Tính toán nguồn sử dụng cho các thiết bị ( chuông đèn còi… ) các thiết bị ngoại vi bao gồm các thiết bị điều khiển nếu có, nếu không đủ thì phải sử dung bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy

Kiểm tra bản vẽ, lên phương án thi công 
Kiểm tra bản vẽ, lên phương án thi công

– Tính toán dung lượng ác quy ( thời gian hoạt động sau khi mât điện – thông thường 1 giờ bình thường và 5 phút báo cháy )

– Lên phương án đi dây sao cho tối ưu nhất ( Mạch vòng và mạch nhánh )

2. Bước 2 : Kéo dây, lắp đặt thiết bị ( lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ )

– Kéo dây theo bản vẽ và  phương án đề ra

+ Dây nguồn ( Nguồn cho module, nguồn cho chuông đèn, đường nguồn điều khiển thống qua Module Relay

+ Dây tín hiệu ( Dây tin hiệu cho loop mạch vòng hoặc mạch nhánh, dây tin hiệu từ các module giám sát, đầu báo thường, ngõ vào của các module

– lắp đạt bố trí thiết bị theo phương án vị trí đã xác định

– Kiểm tra lắp đúng + – tín hiệu và nguồn

– Đo kiểm tra thông mạch, chạm chập và các lỗi do đi dây khác

Bước 3 : Lập Trình

Cài đặt, lập trình trung tâm báo cháy địa chỉ và điều khiển xả khí là một quy trình cần sự chuyên nghiệp và chi tiết để đảm bảo sự an toàn cho chính tính mạng con người và tài sản của mỗi cá nhân doanh nghiệp mỗi khi có sự cố cháy phát sinh.

Trong đó, lập trình tủ trung tâm báo cháy chính là bước quan trọng nhất và cũng là khó nhất, cần đến sự trợ giúp thực hiện của các kỹ sư có chuyên môn cao.

Cài đặt, lập trình trung tâm báo cháy địa chỉ
Cài đặt, lập trình trung tâm báo cháy địa chỉ

Bước 4 : Kiểm tra hoàn thành việc lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ

– Kích hoạt báo cháy ở một số khu vực kiểm tra tên hiển thị tín hiệu chuông

– Kích hoạt thử các thiết bị đầu váo có tác động đến ngõ ra đã lập trình trước, kiểm tra các ngõ điều khiển

– Kiểm tra các lỗi có thể phát sinh trên tủ

– Bàn giao Nghiệm thu.

Hệ thống báo cháy địa chỉ có chức năng gì?

  • Hệ thống này có khả năng phát hiện ra đám cháy trong khu vực được lắp đặt để bảo vệ. Với thời gian phát hiện nhanh chóng, hoàn toàn tự động và độ cảnh báo chính xác cao.
  • Chúng có khả năng tự động phát ra các tín hiệu báo động. Tự động chỉ thị và điều khiển các thiết bị trong hệ thống nhằm thự hiện một nhiệm vụ nào đó.
  • Đặc biệt, hệ thống còn có khả năng phát hiện ra những sự cháy âm ỉ khi chưa có ngọn lửa. Nhờ vậy chúng sẽ bảo vệ tối đa cho ngôi nhà của bạn.

Tại sao nên lựa chọn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ?

Hệ thống báo cháy địa chỉ là hệ thống báo cháy chuyên dụng được nhiều người sử dụng với các ưu điểm sau:

1. Ưu điểm của hệ thống

  • Chi phí hiệu quả cho các ứng dụng lớn hơn.
  • Vị trí của tình trạng cháy được phát hiện và ghi lại tại mỗi thiết bị riêng lẻ, xác định chính xác nơi xảy ra hỏa hoạn. Điều này sẽ cải thiện thời gian đáp ứng cho người ứng cứu khẩn cấp.
  • Chi phí dịch vụ liên tục thấp hơn, bởi vì khi một thiết bị gặp sự cố (nghĩa là cần vệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế), bảng điều khiển sẽ cho bạn biết vị trí chính xác của thiết bị cần dịch vụ.
  • Khả năng trực tuyến: Bảng thông minh mới có khả năng cung cấp thông báo trực tuyến chi tiết về các sự kiện báo động / sự cố / giám sát.
Tại sao nên lựa chọn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ?
Tại sao nên lựa chọn lắp đặt trung tâm báo cháy địa chỉ?

2. Những lưu ý cần biết

Khi quyết định lựa chọn hệ thống báo cháy địa chỉ bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chi phí, không phải là giá cạnh tranh cho các ứng dụng nhỏ hơn.
  • Thông thường với một bảng điều khiển thông minh, các thiết bị ngoại vi của bạn (ví dụ như máy dò khói , vv.) Có xu hướng đắt hơn các thiết bị thông thường .
  • Bảng điều khiển này giống như máy tính và đôi khi có thể xảy ra sự cố do phần phần mềm bảng điều khiển. Tuy nhiên, điều này không phổ biến và những ưu điểm của bảng thông minh vượt xa bất kỳ vấn đề phần sụn nào.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button