Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

sơ đồ tủ lạnh| Blog tổng hợp các kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật điện lạnh 2023

Phần Giới thiệu của chúng tôi không chỉ là về kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật. Đó là về niềm đam mê của chúng tôi đối với công nghệ và những cách nó có thể làm cho cuộc sống của chúng tôi tốt hơn. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ để thay đổi thế giới và chúng tôi luôn tìm kiếm những điều mới cách sử dụng nó để cải thiện cuộc sống của chúng ta.

sơ đồ tủ lạnh, /so-do-tu-lanh,

Video: toshiba 1 nguyên lý sơ đồ mạch điện tủ lạnh

Chúng tôi là một nhóm các kỹ sư và nhà phát triển đam mê công nghệ và tiềm năng của nó để thay đổi thế giới. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của mọi người và chúng tôi cam kết tạo ra các sản phẩm cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người Chúng tôi không ngừng thúc đẩy bản thân học hỏi các công nghệ mới và phát triển các kỹ năng mới để có thể tạo ra những sản phẩm tốt nhất có thể cho người dùng của mình.

Chúng tôi là một đội ngũ kỹ sư đầy nhiệt huyết, những người thích tạo các video hữu ích về các chủ đề Kỹ thuật. Chúng tôi đã làm video trong hơn 2 năm và đã giúp hàng triệu sinh viên cải thiện kỹ năng kỹ thuật của họ. và mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người phát huy hết tiềm năng của họ.

Phần Giới thiệu của chúng tôi không chỉ là về kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật. Đó là về niềm đam mê của chúng tôi đối với công nghệ và những cách nó có thể làm cho cuộc sống của chúng tôi tốt hơn. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ để thay đổi thế giới và chúng tôi luôn tìm kiếm những điều mới cách sử dụng nó để cải thiện cuộc sống của chúng ta.

sơ đồ tủ lạnh, 2020-07-19, toshiba 1 nguyên lý sơ đồ mạch điện tủ lạnh, , Túc Mạch

,

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh cơ bản .

Đây là sơ đồ mạch điện cơ bản trong tủ lạnh quạt gió cơ bản . Mạch điện tủ lạnh luôn chạy ở 2 chế độ đó là làm lạnh và phá băng .

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh .

Block tủ lạnh nén khí gas có trong hệ thống làm chênh lệch áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh giữa hai dàn . Dàn ngưng bên ngoài tủ lạnh cho phép chất làm lạnh có thể giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra. Các chất lạnh nguội đi, sẽ ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua các van tiết lưu.

Khi chảy qua các van tiết lưu, các chất lỏng làm lạnh chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Sau đó, nó nở ra và bay hơi. Trong khi bay hơi, nó hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh. Dàn bay hơi cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, làm lạnh bênh trong tủ lạnh. Các chu kỳ được lặp đi lặp lại như vậy. Đó cũng là nguyên nhân khoảng 15 phút bạn lại nghe máy kêu ro ro một lần. Và bạn có thể yên tâm là không có vấn đề trục trặc gì xảy ra với tủ lạnh nhà mình.

để hiểu rõ hơn nguyên lý của tủ lạnh bạn nên xem chi tiết các nhiệm vụ các linh kiện trong tủ lạnh .

Cấu tạo và nhiệm vụ các linh kiện trong tủ lạnh .

Block tủ lạnh ( máy nén ) :

Block hút môi chất lạnh (gas lạnh) tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp.
Nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.
Phải có năng suất khối lượng (lưu lượng môi chất qua máy nén) phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.

Đồng hồ trương trình hay đồng hồ time .

Đồng hồ thời gian có chức năng ngắt điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá để xả tuyết bám kín dàn lạnh giúp dàn trao đổi nhiệt tốt . Tùy theo cấu tạo của timer, thời gian làm đá có thể 7 tới 8 tiếng . Thời gian xả đá khoảng 15 tới 20 phút .

Thermostat hay rơ le khống chế nhiệt độ .

Rơ le nhiệt độ dùng để đặt nhiệt độ trong tủ lạnh theo nhu cầu sử dụng. Nó tự động đóng điện cho tủ lạnh khi nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn nhiệt độ đặt và tự động cắt điện khi nhiệt độ trong tủ thấp hơn nhiệt độ cài đặt, bằng cách này nó duy nhiệt độ trung bình trong tủ không thay đổi.

Rơ le khởi động

Khi mạch điện cấp điện cho Block rơle khởi động đóng mạch cho động cơ làm việc có 2 chân được gắn vào Block .

Rơ le bảo vệ tủ lạnh .

Rơ le bảo vệ áp sát vào tủ lạnh có nhiệm vụ ngắt dòng điện khi Block làm việc quá tải dẫn đến máy nén quá nóng hoặc dòng điện tăng cao . Thông thường đo 2 chân rơ le bảo vệ luôn thông mạch .

Cảm biến âm hay sò lạnh .

Cảm biến âm được gắn sát vào dàn lạnh có nhiệm vụ đóng tiếp điểm cho sấy hoạt động khi tủ lạnh đã đạt tới ngưỡng cài đặt trong cảm biến âm . thông thường từ -5 tới -7độ C . đo ở nhiệt độ thông thường sò lạnh sẽ không thông mạch .

Cầu chì nhiệt .

có nhiệm vụ bảo vệ tủ lạnh khi nhiệt độ trong tủ lạnh lên quá cao khi sấy trong tủ lạnh hoạt động quá tải mà không ngắt . chống cháy tủ lạnh và được lắp nối tiếp với thanh sấy .

Thanh sấy hoặc thanh điện trở .

Nguyên lý làm việc điện trở xả tuyết sẽ được cấp điện 20 phút sau 8h hoạt động để dàn được trao đổi nhiệt tốt .

Hiện nay trên thị trường có 2 loại điện trở xả tuyết. Loại truyền thống thanh điện trở xả tuyết là một ống thủy tinh bên trong chưa dây điện trở. Loại này thường đặt nằm phía dưới dàn lạnh trong ngăn đá. Loại thứ hai là ống nhôm bên trong chứa dây điện trở. Loại này không đặt phía dưới dàn lạnh và chạy khắp dàn lạnh giúp việc xả tuyết nhanh hơn hay lắp ở tủ lạnh LG .

Quạt gió trong tủ lạnh .

Có nhiệm vụ lưu thông gió trong buồng lạnh giúp đồ dùng trong tủ được làm lạnh nhanh hơn .

Bóng đèn , công tắc đèn .

Có tác dụng mở cánh tủ đèn sáng . Đóng cánh tủ đèn tắt .

Trên đây tất cả các linh kiện có trong sơ đồ mạch điện .

Chúc các bạn trở thành thợ sửa điện lạnh giỏi .

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Cấu tạo sơ đồ mạch điện tủ lạnh đồng hồ 1-3

1.  Themostat : Cấu tạo có 2 chân, Nguyên lý cho phép dòng điện chạy qua ở môi trường bình thường và ngắt không cho điện chạy qua ở một môi trường bà chúng ta vặn tay đặt mức cho nó. (Có núm vặn nhé)

2. Đồng hồ thời gian : Cấu tạo có 4 chân chân 1 với chân 3 là cuộn dây động cơ, chân 2 cấm nguồn cho sấy, chân 4 cấp nguồn cho block.

Nguyên lý : Đồng hồ chạy ở chế độ làm đá 3 thông sang 4 cấp nguồn cho block chạy, đồng hồ ở chế độ 3 thông sang 2 cấp nguồn điện cho sấy và chạy ở chế độ xả đá.

3. Rơ le bảo vệ : Cấu tạo có 2 chân, 1 chân cắm vào block và 1 chân cắm vào nguồn điện,

Nguyên lý : 2 chân luôn thông ở môi trường bình thường và sẽ ngắt khi rơ le quá nóng hoặc dòng điện qua cao.

4. Rơ le khởi động : Đây là rơ le bán dẫn bên trong có 1 viên thạch anh và có 2 chân được cắm vào 2 chân của block và làm công việc khởi động block.

5. Block tủ lạnh : Khi block chạy sẽ đẩy môi chất lạnh từ dàn nóng qua dàn lạnh và một đầu hút môi chất lạnh từ dàn lạnh về block

6. Cảm biến âm : Có 2 chân và không thông ở nhiệt độ bình thương và sẽ thông ở môi trường lạnh đạt âm định mức nghi trên thân.

7. Cầu chì nhiệt ( Đường) : Có 2 chân và luôn thông ở nhiệt độ bình thường và sẽ bị đứt khi nhiệt độ quá cao so với mức chịu đừng ghi trên thân.

8. Sấy : Có 2 chân dùng đồng hồ đo vào 2 chân sẽ có một trị số ôm nhất định tùy vào công suất nhé. Khi co điện cấp vào 2 đầu sấy sẽ nóng lên nhé.

9. Quạt dàn lạnh : Quạt có 2 chân khi có nguồn điện cấp vào thì quạt sẽ quay để hút gió lạnh thôi ra ngoài nhé

Bên trên chúng tôi cập nhật tất cả các hình ảnh về các linh kiện có trong sơ đồ tủ lạnh các bạn cần xem ảnh để nhận diện khi sửa chữa hay thay thế cho đúng nhé.

Nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch điện của tủ lạnh.

Các bạn cùng xem video

Mình nói sơ qua: Tủ lạnh luôn chạy ở 2 chế độ đó là chế độ đó là :

1. Chế độ đồng hồ 3 thông sang 4 là tủ đang chạy ở chế độ làm lạnh : Lúc này Themostat thông cho điện chạy qua đồng thồ thời gian 3 thông sang 4 đồng hồ thời gian quay và quạt dàn lạnh chạy, block tủ lạnh cũng chạy. chế độ này đồng hồ sẽ chạy đều trong khoảng 8 đến 10 tiếng nhé các bạn.

2. Chế 3 thông sang 2 lúc này khi dàn lạnh đã bán tuyết kín dàn âm đã đủ nhiệt độ thông lúc này sấy sẽ nóng để sấy đã ở dàn lạnh và đồng hồ thời gian không quay, khi tan đã ở dàn lạnh âm lại không thông lúc này đồng hồ sẽ quay để chuyển sang chế độ 3 thông sang 4 để cấp điện cho block chạy lại để làm lạnh nhé.

=> Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với Điện Lạnh AZ qua hotline để được trực tiếp kỹ thuật viên giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé.

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Sơ đồ hệ thống lạnh của tủ lạnh

Sơ đồ tủ lạnh và các chi tiết .

Sơ đồ tủ lạnh trực tiếp

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh không có phá tuyết

1. Rơle nhiệt độ (thermostat)

2. Đèn chiếu sáng trong tủ;

3. Công tắc cánh cửa tủ;

4. Cuộn dây làm việc của động cơ điện;

5. Cuộn dây khởi động của động cơ;

6. Tiếp điểm rơle nhiệt bảo vệ;

7. Điện trở nung nóng của rơle nhiệt;

8. Cuộn dây của rơle khởi động;

9. Tiếp điểm của rơle khởi động;

10. Lõi thép của rơle khởi động

Nguyên lý hoạt động :

Khi cắm phích điện vào nguồn điện, dòng điện sẽ đi qua tiếp điểm 1 của rơle nhiệt độ (thermostat), qua tiếp điểm 6 của rơle nhiệt bảo vệ quá nhiệt đi vào đầu cực R của cuộn làm việc 4 của động cơ, đi qua đầu C trở về nguồn. Cuộn dây 8 của rơle khởi động có dòng điện lớn, hút lõi thép 10, tiếp điểm 9 đóng lại, cuộn khởi động 5 có điện và động cơ lốc được khởi động. Khi động cơ khởi động xong, dòng điện khởi động giảm xuống, cuộn dây 8 không đủ lực hút lõi thép 10, nhả tiếp điểm 9, cuộn khởi động 5 được cắt ra khỏi lưới.

Rơle nhiệt làm nhiệm vụ bảo vệ động cơ quá tải về nhiệt. Trong trường hợp động cơ khởi động quá lâu mà cũng không khởi động được hoặc lốc máy nhiệt độ cao quá 1000C, rơle nhiệt 6 mở tiếp điểm, cắt động cơ khỏi lưới điện.

 Khi tủ lạnh vận hành, nhiệt độ trong tủ lạnh đạt yêu cầu (phụ thuộc vào vị trí núm điều chỉnh nhiệt độ), tiếp điểm rơle nhiệt độ mở ra, động cơ điện ngừng hoạt động. Sau một khoảng thời gian nhiệt độ tủ lạnh tăng lên, nhưng không nhỏ hơn 3 phút, rơle nhiệt độ 1 lại đóng tiếp điểm, tủ lại làm việc bình thường.

Khi mở cửa tủ lạnh, tiếp điểm 3 đóng lại, đèn trong tủ sáng.

      Loại sơ đồ này đơn giản nhất, được dùng rộng rãi trong các tủ lạnh không có phá tuyết.

Sơ đồ tủ lạnh xả đá tự động

                        Sơ đồ tủ lạnh xả đá tự động

  Sơ đồ tủ lạnh xả đá tự động chỉ khác bán tự động là có thêm một rơle thời gian làm nhiêm vụ “bấm nút” xả đá.

  Rơle thời gian và bộ xả đá tự động thường chỉ bố trí cho các tủ lạnh lớn hoặc các buồng lạnh lắp ghép từ vài ba khối đến vài chục khối. Ở các tủ lạnh lớn và các buồng lạnh lắp ghép thường có quạt gió, điện trở sưởi cửa, điện trở xả đá ở khay hứng nước, điện trở sưởi cửa gió v.v…

Xem thêm : Sơ đồ mạch điều hòa SamSung

Tủ lạnh xả đá tự động bằng điện trở có điện trở sưởi cửa gió 1W và điện trở sưởi cửa 13W luôn luôn mắc vào mạch điện. Điện trở xả đá chỉ làm việc khi rơle thời gian ngắt mạch vào động cơ máy nén để nối mạch cho nó. Thermostat được đấu nối tiếp với mạch này. Công tắc của quạt và của đèn được bố trí để khi mở cửa thì quạt tắt và đèn sáng, khi đóng cửa đèn tắt quạt làm việc. Nối tiếp với đầu C của động cơ máy nén là rơle bảo vệ của máy nén.

ST : /

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh sanyo

Các thiết bị trong sơ đồ.

– Dây điện nguồn: Đây là phích cắm để cấp điện cho tủ lạnh, thường là loại 2 chấu.

– Đèn: Đèn tủ lạnh thường được bố trí ở ngăn mát và ngăn đông không có đèn.

– Bộ điều nhiệt: Đây là bộ phận mà khi nhiệt độ trong tủ lạnh đạt đến nhiệt độ cài đặt trên bộ điều nhiệt thì nó sẽ ngắt điện, ngưng cấp điện cho quạt và máy nén.

– Bộ định giờ (hay còn gọi là Timer): Bộ phận này có 4 chân, thường thì chân 1-3 là hai chân cấp điện cho moto quay, còn chân 4 là chân timer đá điện cho máy nén và quạt hoạt động, chân 2 là chân timer đá điện để xả tuyết.

– Relay khởi động: Đây là rơ le dùng để khởi động máy nén, khi máy nén ngưng hoạt động và muốn hoạt động  trở lại thì cần phải có rơ le để kích máy nén chạy.

– Máy nén: Đây là loại máy nén dạng kín, động cơ và pít tông máy nén nằm bên trong block. Máy nén có nhiệm vụ tuần hoàn gas trong hệ thống.

– Relay bảo vệ: Đây là rơ le nhiệt bảo vệ máy nén khi bị quá dòng, lúc bị quá dòng thì relay không cho dòng điện qua nên cũng không có điện qua máy nén.

– Động cơ quạt: Động cơ quạt nằm sát dàn lạnh và quạt dàn lạnh, chúng có nhiệm vụ lưu thông gió trong toàn tủ lạnh.

– Công tắc F: Công tắc F ngăn đông tủ lạnh có nhiệm vụ là khi mở cánh cửa tủ lạnh của ngăn đông thì công tắc cửa hở ra và quạt dàn lạnh không chạy để giảm tổn thất hơi lạnh thổi ra ngoài. Khi đóng cửa lại thì công tắc đóng lại, quạt dàn lạnh chạy.

Tham khảo giá sua tu lanh tai da nang mới nhất 2020

Sơ đồ mạch điện tủ lạnh Sanyo

– Công tắc R: Đây là công tắc ngăn mát, thường là dạng công tắc 3 ngã, 1 là chân chung và khi mở ngăn mát thì chân 1 đá điện qua chân 2 làm đèn ngăn mát sáng lên, quạt dàn lạnh không chạy. Và ngược lại, khi đóng cánh tủ ngăn mát, chân 1 đá điện cho chân 3 đèn ngăn mát tắt và quạt dàn lạnh chạy.

– Điện trở xả tuyết: Bộ phận này thường được bố trí sát bộ điều nhiệt, nó có nhiệm vụ làm ấm ngăn tuyết bám lên bộ điều nhiệt và tránh làm bộ điều nhiệt hoạt động không chính xác.

– Các thiết bị xả tuyết: Thông thường khi chân 3 của bộ định giờ đá điện qua chân 2 thì quạt dàn lạnh và máy nén lúc này ngưng hoạt động để thực hiện quá trình xả tuyết.

– Cảm biến nhiệt: Lúc này sò đóng mạch cho dòng điện qua điện trở.

– Điện trở giải đông: Bộ phận này thực hiện quá trình đốt nóng để xả tuyết.

– Cầu chì nhiệt: Đây là thiết bị bảo vệ ngăn ngừa quá trình đốt nóng quá mức cửa điện trở giải đông. Thông thường khi nhiệt độ tại dàn lạnh lớn hơn 70 độ C, cầu chì nhiệt đứt dòng điện không đi qua điện trở giải đông và lúc này phải thay cầu chì nhiệt khác.

Xem thêm: Các bộ phận trên tủ lạnh, cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

1. Các bộ phận có trong sơ đồ tủ lạnh

Biết được sơ đồ tủ lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng sửa chữa nếu tủ có vấn đề

Mỗi thương hiệu sẽ có áp dụng sơ đồ tủ lạnh khác nhau đối với sản phẩm của mình. Thậm chí, mỗi dòng sản phẩm trong cùng một thương hiệu cũng có sơ đồ hệ thống tủ lạnh không đồng nhất. Chẳng hạn, sơ đồ mạch điện tủ lạnh Sharp khác với sơ đồ mạch điện tủ lạnh Hitachi về vị trí, số lượng, chất lượng, chất liệu của các thiết bị như cảm biến nhiệt, bộ điều khiển nhiệt, bộ xả đá, …Tuy nhiên, nhìn chung, một sơ đồ dàn tủ lạnh cơ bản sẽ có những bộ phận sau:

– Power supply (nguồn điện): Các thương hiệu tủ lạnh tại thị trường Việt Nam hiện nay hầu hết đều sử dụng nguồn điện xoay chiều với hiệu điện thế 220V/50hz

– Door switch (công tắc cửa): Đây là bộ phận có chức năng đóng ngắt mạch cho đèn sáng hoặc tắt bên trong tủ lạnh khi đóng, mở cửa.

– Lamp (đèn sáng trong tủ lạnh): Khi bạn mở cửa tủ lạnh thì đèn sẽ sáng còn đóng cửa đèn sẽ tắt. Trong sơ đồ tủ lạnh, mạch điện của đèn sáng sẽ được đấu trực tiếp với ổ điện nguồn nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi các bộ phận khác trong tủ lạnh.

– Thermostat: Là bộ điều khiển nhiệt độ của tủ lạnh, đóng vai trò rất quan trọng. Nếu thiếu nhiệt thì Thermostat sẽ đóng mạch, đủ nhiệt thì Thermostat ngắt mạch.

– Fan motor (quạt dàn lạnh): quạt dàn lạnh sẽ hoạt động đồng thời cùng máy nén với nhiệm vụ đưa không khí đi xuyên qua dàn lạnh để tăng hiệu quả hấp thụ nhiệt. Đồng thời, quạt dàn lạnh còn đưa khí lạnh đi khắp các ngăn của tủ lạnh.  

– Def timer (rơ le thời gian): Thiết bị này gồm các motor nhỏ, bánh răng và cơ cấu tiếp điện với chức năng đóng ngắt mạch theo thời gian. 

– Def thermo (rơ le xả đá, sò lạnh): Trong sơ đồ tủ lạnh, đây là thiết bị có chức năng đóng mạch xả đá khi nhiệt độ trong tủ lạnh ở mức âm 4 độ C trở xuống..

– Heater cord: Đây là thanh điện trở của bộ xả đá.

– Thermal fuse (cầu chì nhiệt): Cầu chì sẽ có chức năng tự động ngắt mạch điện khi nhiệt độ trong tủ tăng quá cao.

– P.T.C starter – compressor – overload protector (còn gọi là tecmit): Cụm lốc tủ lạnh, bao gồm bộ khởi động điện tử, máy nén và bộ bảo vệ quá tải tủ lạnh.

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

2. Cơ chế hoạt động của sơ đồ tủ lạnh

Mỗi thương hiệu sẽ có sơ đồ tủ lạnh khác nhau 

Cơ chế hoạt động của sơ đồ tủ lạnh trong trường hợp làm lạnh và xả đá là khác nhau. Sau đây là nguyên lý cho từng giai đoạn: 

– Giai đoạn làm lạnh: Giai đoạn này diễn ra trong thời gian tương đối dài khoảng từ 4 – 6 tiếng tùy theo tủ lạnh. Ở giai đoạn này, các bộ phận hoạt động trong sơ đồ mạch điện tủ lạnh Toshiba hoặc các tủ lạnh của thương hiệu khác sẽ là quạt dàn lạnh, cụm lốc tủ lạnh, motor rơ le thời gian. Sau khi rơ le thời gian tính đủ thời gian cần thiết cho quá trình làm lạnh, mạch điện sẽ chuyển từ chân 4 sang chân 2 để cấp điện cho mạch xả đá và ngắt điện mạch làm lạnh. Nếu tại vị trí sò lạnh (cảm biến âm tủ lạnh) đạt nhiệt độ dưới âm 4 độ C thì sò lạnh sẽ đóng mạch điện để cấp điện cho cụm điện trở nhiệt xả đá. Trường hợp độ lạnh chưa đạt (chưa có đá) thì sò lạnh vẫn chưa đóng mạch. Khi đó, nguồn điện vẫn cấp điện cho rơ le thời gian, sau đó khoảng vài phút sẽ tự động chuyển mạch sang chân 4 để cấp điện cho hệ thống làm lạnh. 

– Giai đoạn xả đá: Cơ chế hoạt động của sơ đồ tủ lạnh trong trường hợp này như sau: sò lạnh sẽ cấp điện cho bộ xả đá và làm nhiệt độ điện trở tăng lên. Khi đó, đá trên dàn lạnh tan dần và nhiệt độ tăng dần và sò lạnh sẽ tự động ngắt mạch vì lúc đó nhiệt độ của sò lạnh đã tăng. Trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút, rơ le thời gian sẽ tự động chuyển mạch, từ chân 2 sang chân 4 để cấp điện cho giai đoạn làm lạnh.

3. Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh để tăng tuổi thọ và tiết kiệm điện

Hiểu rõ sơ đồ tủ lạnh sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ

Dựa trên những kiến thức về các bộ phận cấu thành và cơ chế hoạt động của sơ đồ tủ lạnh, sau đây là những lưu ý bạn nên quan tâm khi sử dụng tủ lạnh để tiết kiệm điện năng cũng như giúp tăng tuổi thọ của thiết bị:  

– Hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần liên tục và thời gian mở lâu quá mức cần thiết khi sử dụng. Bởi vậy, khi làm vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của đèn và nguồn điện, dễ dẫn đến nhiều sự cố tủ lạnh đáng tiếc. Bên cạnh đó, lượng khí lạnh sẽ bị thất thoát nhiều và sẽ phải tiêu hao thêm điện năng để làm mát. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh để thức ăn, thực phẩm còn nóng trong tủ lạnh bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến bộ dàn làm mát và làm tủ lạnh bị giảm tuổi thọ.

– Vệ sinh tủ lạnh định kỳ 15 – 30 ngày/ lần. Việc này nhằm dọn dẹp thực phẩm bị rơi, rớt, loại bỏ mùi hôi và ngăn không cho vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển. Sau khi ngắt nguồn, hãy lấy hết thực phẩm, khay, ngăn kéo bên trong tủ lạnh ra ngoài rồi mở cửa ngăn đá để tan đá (tuyệt đối không dùng dao, hay vật cứng để cạy đá). Khi đá tan hết, hãy dùng khăn mềm lau khô, chú ý không để đọng lại nước.

– Với những thực phẩm có mùi đặc trưng như sầu riêng, mắm tôm, nước mắm,… hay thức ăn mặn, bạn nên bỏ vào hộp hay túi kín rồi mới đưa vào tủ lạnh. Bạn có thể tham khảo thêm cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách tại đây. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sơ đồ tủ lạnh, hãy đến với Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim để được giải đáp tận tình

Nguyễn Kim hiện đang có nhiều dòng tủ lạnh “best-seller” đến từ những thương hiệu lớn trên thế giới như Samsung, Sharp, Panasonic, Toshiba,… Bạn có thể tham khảo ngay mẫu Tủ lạnh Samsung Inverter 595 lít RS64T5F01B4/SVTủ lạnh Sharp Inverter 678 lít SJ-FX680V-STTủ lạnh Panasonic Inverter 366 lít NR-BL381WKVN hoặc Tủ lạnh Toshiba Inverter 622 lít GR-RF690WE-PGV cũng rất ổn đấy!

Hiểu rõ các bộ phận và sơ đồ tủ lạnh sẽ giúp bạn kiểm tra và xử lý nhanh các vấn đề tủ lạnh. Còn rất nhiều thông tin, mẹo vặt hay khác tại Blog Nguyễn Kim và đa dạng sản phẩm tại website nguyenkim.com. Truy cập ngay để nhận được nhiều ưu đãi bất ngờ nhé!

Để sửa được tủ lạnh đầu tiên bạn cần biết cấu tạo tủ lạnh cũng như nguyên lý hoạt động của tủ lạnh là điều chắc chẵn bạn cần phải biết .

+ Khi bạn hiểu được nó lúc này bạn mới kiểm tra tình trạng của tủ lạnh cũng như cách tháo vỏ tủ lạnh các hãng khác nhau rồi kiểm tra đo linh kiện trong tủ lạnh lúc này mới tự sửa tủ lạnh mà không cần đến thợ.

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề ở đây sơ đồ tủ lạnh

Sơ đồ đầu Đây tủ lạnh, Sơ đồ mạch tủ lạnh, Sơ đồ tủ lạnh Toshiba, Sơ đồ tủ lạnh Sanyo, Sơ đồ gas tủ lạnh, Sơ đồ tủ lạnh trực tiếp, Sơ đồ tủ lạnh Panasonic, Sơ đồ timer tủ lạnh

.

Chúng tôi bắt đầu trang web này bởi vì chúng tôi đam mê các kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu về video chất lượng có thể giúp mọi người tìm hiểu về các chủ đề kỹ thuật. Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách tạo ra những video vừa nhiều thông tin vừa hấp dẫn. Chúng tôi ‘ liên tục mở rộng thư viện video của mình và chúng tôi luôn tìm kiếm những cách mới để giúp người xem học hỏi.

Tóm lại, việc đạt được các kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật có thể cực kỳ có lợi. Nó không chỉ có thể khiến bạn tự tin và có năng lực hơn trong lĩnh vực của mình mà còn có thể khiến bạn dễ tiếp thị hơn với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc làm, vì vậy nếu bạn đang muốn cải thiện triển vọng nghề nghiệp của mình, bạn nên dành thời gian để phát triển bộ kỹ năng của mình. Việc đạt được kiến ​​thức và kỹ năng kỹ thuật có thể cực kỳ có lợi vì nhiều lý do. Hơn nữa, việc hiểu các chủ đề kỹ thuật có thể giúp bạn cải thiện khắc phục sự cố và tránh các vấn đề tiềm ẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button