Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Traction control là gì? Nguyên lý hoạt động và vai trò của hệ thống

Nếu là người yêu thích công nghệ, kỹ thuật ô tô thì chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với hệ thống kiểm soát độ bám đường. Thế nhưng nhiều người cùng chưa hiểu hết được traction control là gì? Nguyên lý và vai trò của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nội dung chính

1 Khái niệm Traction Control là gì?2 Cơ chế hoạt động của Traction Control 3 Vai trò của hệ thống kiểm soát độ bám đường
Khái niệm Traction Control là gì?
TC là từ viết tắt trong tiếng anh là Traction Control. Đây là tên gọi thường dùng nhất của hệ thống kiểm soát độ bám đường. Ngoài ra, nó còn có những tên gọi khác như ASR, TRC, DSC tùy thuộc vào từng hãng. 

Traction control system là gì? – TCS là công nghệ phổ biến, được trang bị trên nhiều dòng xe và vận hành chủ yếu với mục đích giúp bảo đảm độ tiếp xúc của xe với mặt đường (tiêu biểu là lốp xe), bằng những thiết bị điện tử hiện đại.

Dynamic traction control là gì? –  là chức năng điều khiển lực kéo. Chức năng này sẽ thực hiện nhiệm vụ tối ưu hóa lực kéo ở xe ô tô khi di chuyển trong các trường hợp phương tiện lên dốc trên tuyết, đi trên sỏi hoặc đi với xích ở bánh xe…

Traction Control – từ viết tắt trong tiếng anh là Traction Control

Khi nhu cầu sở hữu xe ô tô ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc đó là các hãng xe phải có sự cạnh tranh khốc liệt để nhiều khách hàng tìm đến. Một trong những yếu tố làm tăng lợi thế cạnh tranh của thương hiệu xe đó là trang bị các thiết bị an toàn trên xe.

Cơ chế hoạt động của Traction Control 
Trên tất cả dòng xe hơi, các hệ thống ABS, EBD đã quá thông dụng và rất quen thuộc. Thế nhưng, hệ thống TCS chỉ được trang bị ở trên một số dòng xe lớn và giá thành cao. Traction Control có nhiệm vụ tăng độ bám của lốp đến mặt đường, bằng việc tạo ra một sự tác động vào bộ phận ABS. Công suất hoạt động của xe hơi sẽ được nhà sản xuất điều chỉnh đến một mức nhất định.

Vào những năm 1985, lần đầu tiên hệ thống TCS xuất hiện. Hệ thống này đã được nghiên cứu với những mục đích khác nhau là tăng độ tiếp xúc của bánh xe ô tô so với mặt đường.

Khi xe ô tô di chuyển trên đoạn đường lầy lội và trơn trượt thì hệ thống Traction Control sẽ nhận được các tín hiệu từ những bộ phận cảm biến ở trên phương tiện. 

Khi đó, hệ thống ECU sẽ tập hợp các nguồn tin tức và thông báo tới hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nhằm hãm lại bánh xe. Bộ phận bướm ga sẽ đóng/ mở để đưa công suất của xe về một trạng thái thích hợp. Lúc này, Nguyên lý hoạt động của hệ thống TCS sẽ có những điểm tương đồng với ESP.

Hệ thống traction control giúp ô tô thuận lợi khi di chuyển trên tuyết

Khi xe ô tô lên dốc ở các đoạn đường xấu, hệ thống sẽ phát huy được tác dụng tối đa. Nếu được trang bị TCS – hệ thống kiểm soát độ bám đường thì xe thuận tiện hơn cho việc leo dốc mà không bị trôi ngược về phía sau. Người lái xe sẽ giảm được sự lo lắng và thoải mái hơn khi di chuyển xe trên những cung đường xấu vào trời mưa hoặc gồ ghề khó đi.

Vai trò của hệ thống kiểm soát độ bám đường
Vai trò của hệ thống Traction control chống trượt và giúp xe có độ bám tốt với mặt đường. Đặc biệt, hệ thống này còn có khả năng tác động vào hệ thống phanh ABS một cách dễ dàng. Đồng thời, hệ thống bướm ga và chức năng tăng giảm công suất hoạt động của máy có thể điều chỉnh được lực kéo của xe. 

Thế nên, để thực hiện được những yêu cầu trên thì traction control cần phải nhận được tín hiệu từ cảm biến trọng lực, cùng với đó là cảm biến tốc độ, cảm biến bướm ga, cảm biến gia tốc ngang, chân ga,  góc tay lái và vòng quay bánh lái. 

Nút điều khiển độ bám trên đường của xe ô tô

Ngay sau đó, hệ thống ECU sẽ có chức năng tổng hợp những thông tin cần thiết và “ra lệnh” cho toàn bộ hệ thống phanh ABS là phải hãm tốc độ các bánh xe lai thông qua hệ thống van thủy lực. Cùng với đó, bộ phận bướm ga có thể nhận được tín hiệu đóng – mở, để có thể điều chỉnh được định mức công suất động cơ. 

Nếu cảm thấy cần thời gian đánh lửa giữa những kỳ, cùng với số lượng xăng sẽ được phun vào bên trong buồng đốt và được bộ phận ECU can thiệp nhằm thay đổi lực kéo của xe ô tô. 

Từ đó, người sử dụng có thể thấy được nhiệm vụ của traction control, tương đương với ESP. Tuy nhiên, bộ phận ESP chỉ cần đảm nhiệm việc cân bằng xe ở tốc độ cao. 

Nếu khi di chuyển qua các góc cua hay những trường hợp tài xế đánh lái bất ngờ. Lúc này, hệ thống kiểm soát trên xe sẽ hỗ trợ xử lý tình trạng bánh bị trượt, cho đến khi xe tăng tốc hay lốp xe bị mất độ bám ở trên cung đường với một tốc độ thấp.

Xe ô tô được trang bị chức năng traction control

Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi đã trả lời cho bạn biết traction control là gì? Cùng với đó là nguyên lý làm việc và vai trò của hệ thống trong quá trình vận hành xe ô tô. Qua đây, bạn có thể áp dụng để thực hiện những thao tác lái xe an toàn trên những cung đường.

 

Back to top button