Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cách khóa ga điều hòa để không bị mất ga cực hay

Khi bạn muốn chuyển nhà, chuyển phòng trọ và tháo máy lạnh cũ mang đi sử dụng lại thì điều đầu tiên cần chú ý là gọi cho mình một thợ tháo lắp điều hòa chuyên nghiệp, có kỹ thuật khóa ga điều hòa căn bản để giúp cho điều hòa không bị mất ga khi tháo gỡ, lắp đặt máy lạnh. Bạn có nghe nói tháo máy lạnh không đúng sẽ dẫn đến điều hòa bị mất gas và rất nhiều tác hại do mình không biết mà tự ý tháo. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn “cách khóa ga điều hòa” để không bị mất ga hay hỏng hóc ngoài ý muốn.

Cách khóa gas điều hòa đúng chuẩn nhất

Khi cần tháo điều hòa và di chuyển vị trí lắp đặt điều hòa trước tiên bạn nên nhốt (khóa) gas điều hòa lại để không bị mất gas. Bạn có thể tự mình tháo điều hòa nếu không gọi cho thợ sửa điều hòa theo hướng dẫn dưới đây. Hay máy lạnh nhà bạn bị xì gas, bạn muốn khóa lại chờ thợ đến kiểm tra?

Bài viết hướng dẫn bạn cách khóa ga điều hòa và nói về những tác hại, nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết máy lạnh nhà bạn hết gas, thiếu gas qua các sự cố bạn có thể thấy được. Các loại gas máy lạnh thường sử dụng và khi nào bạn cần nạp gas.

cach khoa ga dieu hoa
cach khoa ga dieu hoa

Cách khóa ga điều hòa với quy trình đơn giản

Đọc các bước khóa gas điều hòa đúng chuẩn bên dưới!

Dụng cụ cần dùng để khóa gas

  • 1 bộ lục giác.
  • Mỏ lết.
  • Kiềm và tua vít.

Các bước tiến hành cách khóa ga điều hòa

Bước 1: Bật cho điều hòa hoạt động khoảng 10 phút trước khi bạn tiến hành khóa gas.

Bước 2: Khi cục nóng đang chạy dùng mỏ lết mở hai nắp bịt ở hai đầu khóa gas. 1 nắp bịt ở đầu khóa nhỏ(đầu đẩy), dùng lục giác khóa van ở đầu ống đồng nhỏ trước. Cùng lúc đó, dùng tay thử phía quạt dàn nóng khoảng 1 phút nếu gió thổi ra không còn hơi nóng thì dùng lục giác khóa nốt van khóa ở đầu ống đồng lại tránh bụi bẩn lọt vào.

Bước 3: Khi đã khóa được gas điều hòa, cắt ống đồng kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh. Khi cắt nên khéo léo tránh làm móp ống đồng. Dùng băng dính bịt các đầu ống đồng lại tránh bụi bẩn lọt vào

Dấu hiệu nhận biết cần nạp gas – Cách kiểm tra gas máy lạnh có hết gas?

Nhiều bạn muốn biết bao lâu thì nạp gas máy lạnh? Câu trả lời là máy lạnh cần nạp gas khi có hiện tượng thiếu gas.

Khi máy lạnh hết gas, thiếu gas sẽ xảy ra các sự cố hư hỏng máy lạnh bạn có thế thấy được. Khi đó hãy kiểm tra thật kỹ xem máy lạnh nhà bạn có thật sự hết gas và cần được bơm thêm hay không? Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết hay các sự cố hư hỏng xảy ra có thể là máy lạnh nhà bạn hết gas đấy! Hãy tìm hiểu kỹ nhé!

Máy lạnh làm lạnh yếu: Dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ máy lạnh nhà bạn hết gas là máy lạnh nhà bạn làm lạnh yếu.

Khi khởi động máy lạnh tốn nhiều thời gian để làm lạnh căn phòng.

Đèn chớp liên tục báo lỗi: Một số dòng máy lạnh sẽ báo lỗi bằng cách chớp đèn liên tục chứng tỏ máy lạnh nhà bạn thiếu gas, sắp hết gas.

Máy lạnh tự tắt tự mở: Máy lạnh tự tắt tự mở khi đang hoạt động (khoảng 15 phút/lần). Trước khi khẳng định là máy lạnh thiếu gas, bạn nên kiểm tra lại chế độ cài đặt trong remote xem có chính xác. Ngoài ra, máy lạnh tự tắt tự mở còn do nhiều nguyên nhân khác.

Máy lạnh bị chảy nước trên dàn lạnh: trường hợp này khả năng là do máy lạnh bị xì gas. Khi đó dàn lạnh bị chảy nước, thậm chí đóng tuyết.

Hiện tượng bám tuyết trên ống đồng: là do máy lạnh bị xì gas, rò rỉ gas.

Đó là cách khóa ga điều hòa, chỉ cần xuất hiện các hiện tượng, sự cố trên. Bạn hãy gọi ngay cho thợ sửa máy lạnh uy tín giúp bạn kiểm tra và bơm gas cho máy lạnh ngay nhé!

Những nguyên nhân khiến máy lạnh nhà bạn bị thiếu gas, hết gas

Xì đầu tán: Là một trong những nguyên nhân thường gặp khi máy lạnh thiếu gas. Xì đầu tán có thể do thời tiết, hay do sử dụng quá lâu…

Xì dàn nóng hay dàn lạnh: Bạn đã kiểm tra và xử lý xì đầu tán nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng của máy lạnh thiếu gas. Khi đó, chắc chắn là máy lạnh nhà bạn bị xì dàn nóng hay dàn lạnh.

Xì ống đồng: Lúc đó trên ống đồng sẽ bám một lớp tuyết do việc xì gas. Lúc tuyết tan ra sẽ có nước nhỏ xuống  từ ống đồng. Tường nhà dưới khu vực nước chảy ra sẽ bị ẩm mốc, hoặc chảy trong nhà.

cach khoa ga dieu hoa
cach khoa ga dieu hoa

Những ảnh hưởng của việc máy lạnh bị hết gas, thiếu gas

Ngoài biết Cách khóa gas điều hòa khi tháo dỡ thì bạn cũng nên lưu ý đến việc máy lạnh bị hết gas. Vì:

Nguyên nhân máy lạnh thiếu gas

Tốn điện

Việc máy lạnh bị thiếu gas, hết gas làm máy làm lạnh kém. Kéo theo đó là việc bạn sẽ liên tục giảm nhiệt độ cài đặt nhằm làm mát căn phòng theo ý muốn. Việc máy lạnh hoạt động hết công suất và làm lạnh ở nhiệt độ thấp gây tốn kém khá nhiều điện năng.

Hư hỏng các phụ kiện khác trong máy lạnh

Sự cố máy lanh xì gas làm cho dàn lạnh của máy bị chảy nước, đóng tuyết và hoạt động quá tải. Nếu bạn không xử lý ngay sẽ kéo theo việc các linh kiện khác của máy hư hỏng theo như block, tụ đề. Cũng gây nguy hiểm cho người dùng khi máy lạnh xì gas trong phòng kín.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Máy lạnh bị xì gas gây nguy hiểm cho người dùng khi máy lạnh xì gas trong phòng kín. Máy lạnh bị chảy nước tụ thành điểm gây trơn trượt nguy hiểm nhất là cho người già và trẻ nhỏ.

Máy lạnh không làm lạnh bạn sẽ khó ngủ, không tập trung làm việc nếu thời tiết quá nóng bức.

5 Các loại gas điều hòa thường dùng

Trên thị trường hiện nay có 3 loại gas phổ biến nhất hay được dùng cho máy lạnh là R410, R22, R32, Refrigerant.

Gas R22

Ưu điểm:

  • Là loại gas thường được dùng cho máy lạnh vì có giá thành rẻ, quy trình nạp gas đơn giản. Không đòi hỏi kỹ thuật và thiết bị để nạp gas.
  • Loại gas này có khả năng dung nạp thêm tạp chất. Khi thợ nạp gas đo được lượng gas cần nạp là có thể tiến hành nạp bổ sung mà không cần xả bỏ phần gas còn dư trong máy lạnh.

Nhược điểm: 

  • Làm lạnh kém.
  • Gây ô nhiễm môi trường.

Gas R410

Ưu điểm: 

  • Tạo độ lạnh sâu.
  • Tiết kiệm điện.

Nhược điểm:

  • Có giá tầm trung và quy trình nạp gas phức tạp. Có yêu cầu tay nghề thợ nạp gas cao và cần có thiết bị chuyên dụng để nạp gas.
  • Phải rút hết toàn bộ gas cũ mới có thể nạp gas mới.
cach khoa ga dieu hoa
cach khoa ga dieu hoa

Gas R32:

Ưu điểm: 

  • Khả năng làm lạnh tốt và ổn định ( (hơn 1,6 lần- R410A, hơn 6,1 lần R22).
  • Tiết kiệm điện tốt.

Nhược điểm:

  • Có giá tầm trung và quy trình nạp gas phức tạp. Có yêu cầu tay nghề thợ nạp gas cao và cần có thiết bị chuyên dụng để nạp gas.
  • Phải rút hết toàn bộ gas cũ mới có thể nạp gas mới.

Từ khóa:

  • Cách khóa ga khi tháo điều hòa
  • Cách khóa gas
  • Van khóa gas điều hòa
  • Cách khóa ga điều hòa inverter
  • Thu hồi gas lạnh
  • Lục giác tháo điều hòa
  • Thu gas điều hòa mùa đông
  • Bơm ga điều hòa

Nội dung liên quan:

Back to top button