Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

4 nguyên nhân của tủ lạnh bị đóng tuyết và cách khắc phục kiến thức mới năm 2023

4 nguyên nhân của tủ lạnh bị đóng tuyết và cách khắc phục – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Rất nhiều chị em nội trợ thường thắc mắc là sau một thời gian sử dụng thì tủ lạnh bị đóng tuyết, khiến cho quá trình vệ sinh tủ lạnh trở nên khó khăn và khó chịu hơn hẳn. Vậy tại sao ngăn đá tủ lạnh đóng tuyết ? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hoạt động của tủ lạnh?

Hãy cùng Điện Lạnh HK tìm hiểu lý do qua những nguyên nhân dưới đây nhé!

Tư Vấn Miễn Phí 24/24h
Gọi Ngay 
0917 440 449

Tủ lạnh đóng tuyết luôn là vấn đề khiến cho người dùng phải đau đầu. Đây là hiện tượng tuyết (hay còn gọi là đá xốp) xuất hiện và bám vào thành tủ cũng như thực phẩm được bảo quản ở bên trong tủ ngày càng nhiều.

Nếu lớp tuyết trong tủ ngày càng dày và không tìm được cách khắc phục thì sẽ gặp phải nhiều trở ngại trong việc trữ đông thực phẩm như: Thiếu không gian dự trữ, giảm khả năng làm lạnh và làm hiệu suất hoạt động của tủ kém đi.

tủ lạnh đóng tuyết

2. Tác hại của việc tủ lạnh bị đóng tuyết.

Hiện tượng tủ lạnh bị đóng đá sẽ gây ra các tác hại như:
  • Thu hẹp không gian tủ lạnh gây khó chịu trong quá trình lưu trữ và bảo quản thực phẩm cho người dùng.
  • Giảm hiệu suất làm lạnh gây hư hỏng cho thực phẩm bảo quản ở ngăn mát bên dưới.
  • Phát ra tiếng ồn từ quạt gió tủ lạnh gây khó chịu cho người dùng.
  • Tiêu thụ nhiều điện năng nhưng khiến tiền điện cuối tháng tăng.

3. Có thể bạn mua nhầm dòng tủ lạnh đóng tuyết.

3.1. Tủ lạnh bị đóng tuyết.

Tủ lạnh đông đá hoạt động nhờ nguyên lý máy nén khí (compressor).

Bên trong một tủ lạnh đóng tuyết sẽ có một phần gọi là compressor có tác dụng nén khí và tạo nhiệt độ lạnh cho khí gas, từ đó tạo nhiệt độ thấp cho tủ lạnh.

Phần còn lại là thermostat có tác dụng ngắt mạch compressor khi đạt đủ độ lạnh cần thiết.

Ưu điểm:

  • Tủ lạnh bị đóng tuyết có nguyên lý hoạt động đơn giản nên rất tiết kiệm điện.
  • Giá thành của tủ lạnh đóng tuyết với tủ lạnh không đóng tuyết cùng công suất rẻ hơn từ 300000 đến 500000 VNĐ.
Nhược điểm:
  • Nhược điểm dễ thấy lớn nhất đầu tiên đó là tuyết dễ bám quanh thành tủ lạnh gây chiếm diện tích. Chúng ta phải rã đông tủ lạnh bị đóng tuyết thường xuyên để có không gian lưu trữ thực phẩm cần. Điền này mất rất nhiều thời gian.
  • Dễ phát sinh mùi hôi của thực phẩm khi sử dụng.

3.2. Tủ lạnh không đóng tuyết

Tủ lạnh không đóng tuyết hoạt động nhờ quạt gió giúp thổi luồng khí lạnh đều khắp tủ lạnh. Nhờ đó mà việc làm lạnh được diễn ra nhanh chóng và đồng đều.

Ưu điểm:

  • Như đã nói ở trên thì nhờ quạt gió làm đồng đều lượng khí lạnh trong tủ lạnh nên việc làm lạnh được diễn ra nhanh chóng và đồng đều.
  • Hơn nữa, tủ lạnh không đóng tuyết giúp hạn chế mùi của thực phẩm nhờ dòng khí lạnh được thổi luân phiên liên tục.
Nhược điểm:
  • Tủ lạnh không đóng tuyết tiêu thụ điện năng nhiều hơn.
  • Giá thành cao hơn so với tủ lạnh đóng tuyết cùng công suất
  • Tuy nhiên, tủ lạnh không đóng tuyết vẫn sở hữu nhiều công nghệ và ưu điểm vượt trội và đang dần thay thế công nghệ đóng tuyết truyền thống. Cùng với công nghệ inverter, điện năng tiêu thụ của những dòng tủ lạnh hiện nay đã giảm đi rất nhiều.
sửa tủ lạnh bị đóng tuyết

4. Nguyên nhân chính làm tủ lạnh bị đóng tuyết.

Dưới đây là những nguyên nhân tủ lạnh đóng tuyết điển hình:

4.1. Ít vệ sinh tủ lạnh.

  • Tủ lạnh nếu không được vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh của gia đình bạn có mùi, bánh răng bị bào mòn, bị kẹt do bụi bẩn hoặc khô mỡ do lâu ngày không vệ sinh khiến quá trình truyền nhiệt giảm mạnh.
  • Do đó, tủ lạnh dễ bị đọng nước và đóng tuyết.

4.2. Do Rơ – le xả đá (Timer) bị hỏng.

  • Đây là bộ phận chuyển mạch ngắt compressor sang chế độ xả đá, được lắp ở ngăn rau củ hoặc phần hộp điện sau lưng tủ lạnh.
  • Nếu rơ-le không đóng sang tiếp điểm, chế độ xả đá sẽ bị ngắt, khiến cho quá trình xả đá bị gián đoạn.
  • Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt do mòn, bám bẩn hoặc khô mỡ.

4.3. Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch

  • Bản chất thực sự của sò lạnh chính là rơ-le xả tuyết.
  • Có khả năng đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động tốt khi dàn lạnh bị phủ tuyết và ngăn chặn thanh điện trở đốt nóng khi không cần thiết, gây lãng phí điện năng.
  • Vì vậy, khi sò lạnh không thông mạch, quá trình xả tuyết sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến đóng tuyết trên ngăn đá.

4.4. Cầu chì nhiệt bị đứt

  • Cầu chì nhiệt là bộ phận bảo vệ, ngăn chặn bộ phận xả đá hoạt động lâu, khiến tủ lạnh bị nóng, dễ hư hỏng.
  • Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ ngưng hoạt động, dẫn đến việc tủ lạnh đóng tuyết.
sửa tủ lạnh đông tuyết

5. Cách khắc phục tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết.

Dưới đây là những cách chữa tủ lạnh bị đóng tuyết mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Ngắt nguồn điện

  • Đầu tiên, bạn phải ngắt hết nguồn điện vào tủ lạnh để đảm bảo an toàn khi sửa tủ lạnh và tránh lãng phí nguồn điện năng.

Bước 2: Lấy hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài

  • Sau khi ngắt điện, bạn phải lấy hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài để đảm bảo vệ sinh.
  • Tốt nhất, bạn nên gói đồ ăn vào túi giữ nhiệt để thức ăn không bị hư hỏng và đặt vào một nơi thoáng mát, khô ráo trong nhà.

Bước 3: Lấy khay đựng đá và khay đựng thức ăn ra ngoài

  • Lấy từ từ các khay đựng đá và ngăn đựng thức ăn ra ngoài.
  • Bước này bạn nên cẩn thận vì những khay này được gắn với tủ lạnh bởi các điểm chốt, ốc vít.
  • Nếu không cẩn thận thì rất dễ làm vỡ những mấu chốt này.

Bước 4: Quấn vải hoặc lót giấy xung quanh tủ lạnh

  • Khi mở tủ lạnh và tủ ngừng hoạt động, đá sẽ tan chảy ra thành nước.
  • Do đó, để đảm bảo vệ sinh, bạn nên lót giấy hoặc vải trên nền xung quanh tủ lạnh để ngăn không cho nước chảy lênh láng ra ngoài.
  • Đừng quên chuẩn bị khăn và giẻ lau để lau dọn nhé.

Bước 5: Mở cửa tủ lạnh, chờ cho tuyết trên ngăn đá tan ra

  • Mở tất cả các cửa của tủ lạnh ra, đồng thời cho một ca nước nóng để bên trong tủ lạnh.
  • Mục đích là xả đá tủ lạnh nhanh tan hơn.

Bước 6: Dùng khăn mềm lau sạch nước trong tủ lạnh.

  • Có thể thêm một ít bột vani để cho tủ lạnh thơm tho hơn.
  • Trường hợp lớp đá nhiều quá, bạn nên chuẩn bị một cái chậu để hứng nước đá.
  • Những khay đựng đá và thức ăn cần phải vệ sinh thật sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Bước 7: Lau lại tủ lạnh bằng khăn khô

  • Lau tủ lạnh lại một lần nữa cho thật sạch bằng khăn khô.
  • Chú ý không làm rách phần đệm bằng cao su ở cửa đóng mở tủ lạnh.

Bước 8: Đặt khay và thực phẩm vào vị trí cũ

  • Đặt các khay thức ăn vào tủ lạnh và khay đá vào vị trí cũ, cắm điện và chờ tủ đủ lạnh thì mới cho thức ăn vào sau nhé.
  • Để làm giảm hiện tượng đông đá trong thành tủ lạnh, bạn nên thoa một lớp dầu thực vật quanh thành.
không dùng vít cạy khay đá tủ lạnh

6. Mẹo để tủ lạnh ít bị đóng tuyết có thể bạn chưa biết.

Để hạn chế tủ lạnh đóng tuyết ngăn đá bạn có thể để ý những mẹo sau đây để hạn chế được việc sửa tủ lạnh.
  1. Hạn chế mở cửa tủ lạnh, tủ đông.
  2. Nâng đế chân trước, giúp cửa tủ đóng lại tự động.
  3. Siết chặt bản lề cửa tủ nếu bị lỏng.
  4. Lau vết bẩn bám trên vòng đệm – viền xung quanh cánh cửa.
  5. Thay đệm cửa mới.
vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

7. Liên hệ dịch vụ sửa tủ lạnh đóng tuyết uy tín, chất lượng.

  • Đối với những dòng tủ lạnh đời cũ lâu năm thì thường không có chức năng tự xả tuyết, do đó tủ lạnh đóng tuyết sau khoảng thời gian sử dụng là một trong những tình trạng hết sức bình thường
  • Bạn có thể áp dụng cách trên để xả tuyết cho tủ lạnh của mình định kỳ để giúp tủ làm lạnh tốt hơn
  • Riêng đối với những dòng tủ không đóng tuyết nhưng lại xuất hiện lớp tuyết trên ngăn đá thì có thể là do tủ lạnh bị hư hỏng linh kiện nào đó ở bên trên
  • Tùy theo mỗi nguyên nhân hư hỏng khác nhau, bạn có thể áp dụng những lời khuyên bên trên để có thể đưa ra giải pháp khắc phục hợp lý và tối ưu nhất
  • Trong trường hợp cần thay thế linh kiện, tốt nhất nên sử dụng linh kiện chính hãng để giúp cho tủ lạnh hoạt động hiệu quả hơn.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết mà Điện Lạnh HK muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho cẩm nang sử dụng tủ lạnh của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo những thông tin sau đây để có được hỗ trợ cụ thể hơn nhé!

Hotline: 0918 32 12 12

Kỹ thuật: 0917 440 449

Điện thoại: 028 66 864 339

Địa chỉ : 352 Thống Nhất, P16, Q. Gò Vấp

Email : codienlanhhk@gmail.com
Website : dienlanhhk.com 
Kết thúc Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này. Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân! * Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết. Trân trọng, Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button