Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Nằm Nghiêng Bên Trái Bị Khó Thở, Nằm Nghiêng Bên Trái Khó Thở Nguyên Nhân Do Đâu kiến thức mới năm 2023

Nằm Nghiêng Bên Trái Bị Khó Thở, Nằm Nghiêng Bên Trái Khó Thở Nguyên Nhân Do Đâu – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Hỏi: Em năm nay 26 tuổi, đang là sinh viên. Em thường có hiện tượng đau ngực trái, tim đập mạnh và không đều, nhất là khi nằm. Đặt biệt là khi em nằm nghiêng bên trái thì tim đập rất mạnh và tê dại cả tay trái. Nhưng điều em lo lắng nhất là khi em ngủ nghiêng bên trái thì thấy rất khó thở và cảm thấy tim ngưng đập, những lúc đó em không thể nào tỉnh giấc và lâm vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, khi tỉnh dậy thì rất mệt.

Bạn đang xem: Nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Cách đây 4 năm, ba của em đã qua đời ở tuổi 52 vì bị nhồi máu cơ tim. Cái chết của ba đã làm cho em rất đau khổ trong thời gian dài. Và bây giờ bệnh tim mạch lại cứ ám ảnh em. Mấy tháng nay em đã giảm làm việc và nghỉ ngơi rất nhiều nhưng vẫn không khả quan. Trước đây em không bị tình trạng này, chỉ mới bị trong một năm nay. Em có đi khám, bác sĩ đo điện tim và thử máu, được chẩn đoán là “tâm thất vô căn”. Em uống thuốc thì thấy triệu chứng tim đập mạnh có giảm. Bác sĩ bảo là phải uống thuốc trong thời gian dài và có thể phải uống thuốc suốt đời. Nhưng tình trạng “khủng khiếp” khi ngủ nghiêng bên trái mà em kể trên vẫn không hết. Vậy em xin hỏi là em đang gặp vấn đề gì. Làm sao chữa hết. Nơi đâu có thể giúp em điều trị. (Trần Trung Vĩnh – Q.Tân Bình, TP.HCM)Đáp: Đau ngực trái là triệu chứng rất hay gặp và do khá nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được khám xét và hỏi kỹ hoàn cảnh xảy ra đau ngực, vị trí, tính chất lan xuyên, tính chất cơn đau. Nhiều trường hợp đau ngay vùng trước tim mà lại có liên quan đến đau dây thân kinh liên sườn, đau cơ ngực to, màng phổi… Bên cạnh triệu chứng đau ngực trái cũng phải xem xét các triệu chứng khác kết hợp đi kèm, như tim đập mạnh kèm theo mạch nhanh chưa nhất thiết đã phải là do bệnh tim thực thụ, mà có khi chỉ là do quá xúc động hay lo lắng, mất ngủ trong một thời gian dài dẫn đến suy nhược.

Hiện tượng ngủ mê và gặp ác mộng cũng làm tổn hại cho tim, thậm chí gây cơn đau ngực, tay trái bị tê dại do tư thế nằm dẫn đến cản trở tuần hoàn… Tất cả các triệu chứng trên cùng với xét nghiệm đo điện tim cũng chưa nói lên một bệnh lý cụ thể nào về tim mạch, nhiều khi chúng hoàn toàn độc lập với tim mạch. Do vậy bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau xem có cải thiện được tình hình:- Ăn uống, dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý, tránh căng thẳng, stress.

– Có thể nghỉ ngơi kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí nhẹ nhàng, hòa mình với tập thể. Nên đi bộ và tắm nước nóng 30 phút trước ngủ.

Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Lưng Rẻ Tiền Nhưng Hiệu Quả Khỏi Nghĩ

– Không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê…

Bạn đang bị suy nhược thần kinh do bị ám ảnh bởi cái chết của ba. Tình trạng này có thể gây ra những bệnh do căn nguyên tâm lý mà trước đây không có. Tuy với các triệu chứng kể trên chưa khẳng định được bạn có mắc bệnh lý về tim mạch hay không, nhưng nếu có điều kiện, bạn cũng nên đi kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa sâu về tim mạch với các xét nghiệm chẩn đoán sâu hơn như siêu âm Doppler, chụp mạch… Tốt nhất là đi khám tại các bệnh viện như Chợ Rẫy, Viện tim Pháp ở Nguyễn Tri Phương hoặc Bệnh viện Đại học Y dược.

BS Bạch Long

Samsung Việt Nam chính thức khởi động chương trình Samsung Innovation Campus 2022-2023

Khai trương JK Imperial – thương hiệu thẩm mỹ thượng lưu bậc nhất Việt Nam

Faslink: Làm kinh tế xanh là bước đi tất yếu để phát triển bền vững

BAC A BANK ‘tung’ gói tài khoản siêu miễn phí – Super Free Combo

Vũ khí bí mật từ BlueScope cho chủ đầu tư xây nhà xưởng với sandwich panel

TP.HCM: Cấp điện qua trạm trung áp chỉ còn hơn 3 ngày

Tập đoàn điện tử Sharp và hành trình 110 năm kiến tạo chuẩn sống thịnh vượng

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button