Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Máy tính của bạn có chạy được Windows 11 không? – tienichphanmem.com kiến thức mới năm 2023

Máy tính của bạn có chạy được Windows 11 không? – tienichphanmem.com – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Windows 11 sẽ được ra mắt vào cuối năm 2021, trước khi có bản nâng cấp chính thức, hãy cùng ngó qua những yêu cầu tối thiểu để máy tính của bạn có thể chạy được Windows 11 ở đây nhé.

Cách kiểm tra máy tính của bạn có chạy được Windows 11 hay không?

Microsoft đã phát hành một phần mềm giúp bạn kiểm tra máy tính của bạn có thể chạy được Windows 11 hay không. Tải về ở đây:

Tải về phần mềm Windows PC Health Check

Sau khi tải về, bạn chạy file vừa tải về, cài đặt như một phần mềm bình thường

Tích vào phần I accept the terms… rồi nhấn nút Install
Tích vào phần Open Windows PC Health Check để mở ngay phần mềm rồi nhấn nút Finish
Tích vào phần Open Windows PC Health Check để mở ngay phần mềm rồi nhấn nút Finish

Sau khi cài đặt, mở phần mềm Windows PC Health Check này nhấn nút Check Now. Lúc này bạn sẽ thấy kết quả. Nếu máy tính của bạn không thể cài đặt Windows 11 sẽ có thông báo như hình dưới: This PC doesn’t currently meet Windows 11 system requirements

Nếu máy tính của bạn không thể cài đặt Windows 11 sẽ có thông báo như hình dưới: This PC doesn't currently meet Windows 11 system requirements

Nếu máy tính của bạn có thể cài đặt Windows 11 thì sẽ có thông báo như hình dưới: This PC meets Windows 11 requirements

Nếu máy tính của bạn có thể cài đặt Windows 11 thì sẽ có thông báo như hình dưới: This PC meets Windows 11 requirements

Cấu hình máy tính tối thiểu có thể chạy Windows 11

Giao diện Windows 11
Giao diện Windows 11

Theo Microsoft, nếu máy tính của bạn không đáp ứng các yêu cầu sau, thiết bị của bạn sẽ không thể chạy Windows 11. Điều này có nghĩa là nếu máy tính của bạn không đáp ứng được yêu cầu bên dưới, bạn sẽ phải mua một chiếc máy tính mới nếu muốn chạy Windows 11:

  • Bộ xử lý: CPU Intel thế hệ thứ 8, AMD Ryzen 2000 hoặc mới hơn
  • RAM: 4 GB trở lên
  • Ổ đĩa cài đặt Windows 11: 64 GB hoặc lớn hơn
  • Firmware: UEFI, hỗ trợ khởi động Secure Boot
  • TPM (Trusted Platform Module): 2.0 (phổ biến trên các bo mạch chủ được sản xuất sau năm 2016)
  • Card đồ họa: Tương thích với DirectX 12 trở lên với trình điều khiển WDDM 2.0
  • Màn hình: Màn hình HD có độ phân giải tối thiểu 720p (1280 × 720) lớn hơn 9 inch, 8 bit trên mỗi kênh màu
  • Kết nối Internet và Tài khoản Microsoft: Phiên bản Windows 11 Home yêu cầu kết nối Internet và tài khoản Microsoft để thiết lập thiết bị trong lần sử dụng đầu tiên. Việc chuyển thiết bị ra khỏi chế độ Windows 11 S cũng cần có kết nối internet.

Yêu cầu đối với TPM 2.0 hoặc CPU không quá cũ có thể là lý do khiến chiếc PC cũ của bạn đang chạy Windows 10 sẽ không thể chạy Windows 11. Bạn có thể kiểm tra phiên bản của TPM bằng cách mở hộp thoại RUN bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R rồi chạy lệnh tpm.msc

Yêu cầu cấu hình của Windows 10 và 11 có gì khác nhau?

So với Windows 10 thì Windows 11 yêu cầu cấu hình cao hơn nhiều vì vậy không phải máy tính nào cũng có thể nâng cấp lên Windows 11.

So sánh Windows 11 Windows 10
Bộ xử lý Windows 11 yêu cầu một CPU tương đối mới, chỉ hỗ trợ CPU 64-bit Không yêu cầu CPU mới, hỗ trợ cả CPU 32-bit và 64-bit
RAM 4 GB 1 GB
Ổ đĩa cài đặt 64 GB  Với 32-bit là 16 GB còn 64-bit là 20 GB
Firmware và TPM (Trusted Platform Module) Firmware có khả năng UEFI, Secure Boot và TPM 2.0 Chỉ yêu cầu nếu sử dụng các tính năng như BitLocker
Card đồ họa DirectX 12 hoặc mới hơn với WDDM 2.0 DirectX 9 với hỗ trợ WDDM 1.0
Màn hình 1280 × 720 hoặc cao hơn, lớn hơn 9 inch, 8 bit trên mỗi kênh màu 800 × 600
Kết nối Internet Windows 11 Home yêu cầu kết nối internet và tài khoản Microsoft để thiết lập hệ thống trong lần sử dụng đầu tiên Không yêu cầu kết nối internet để thiết lập trong lần sử dụng đầu tiên và không yêu cầu tài khoản Microsoft

Khi nào Windows 10 sẽ bị “khai tử”?

Windows 10 sẽ tiếp tục được hỗ trợ đến hết ngày 14 tháng 10 năm 2025. Sau ngày này, Windows 10 của bạn sẽ không nhận được các bản cập nhật vá lỗi và nâng cấp nữa.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button