Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Bán hàng trên lazada hay shopee giúp bạn kiếm tiền hiệu quả hơn? kiến thức mới năm 2023

Bán hàng trên lazada hay shopee giúp bạn kiếm tiền hiệu quả hơn? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Ngày nay có rất nhiều sàn thương mại điện tử giúp bạn có thể kiếm tiền online dễ dàng hơn thay vì chỉ bán hàng trên các website, các kênh mạng xã hội facebook, instagram,… Trong đó có 2 sàn thương mại điện tử nổi bật đáng chú ý nhất đó là sàn lazada và shopee, đây là 2 sàn có số lượng khách hàng mua sắm nhiều nhất và có đa dạng các ngành hàng trên thị trường hiện nay. Hiện tại, hai sàn thương mại điện tử này đều cung cấp cho người bán hàng nhiều dịch vụ, tính năng giống nhau, cũng như chi phí tương tự nhau. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến quyết định “bán hàng trên lazada hay shopee” của nhiều người bán hàng mới bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh online. Nếu bạn cũng đang phân vân về vấn đề trên thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đềnên bán hàng trên lazada hay shopee để kiếm tiền hiệu quả hơn nhé!

Tại sao nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

Các sàn thương mại điện tử đã không còn là những công cụ xa lạ gì với chúng ta trong năm 2022, chúng là nền tảng trang web thương mại điện tử tích hợp với mạng xã hội. Điều này cho phép người bán hàng có thể tương tác trực tiếp, gửi các khuyến mãi của cửa hàng cho khách hàng để giúp cho việc mua bán trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Người bán có thể nhắn tin cho khách hàng để giới thiệu và người mua cũng có thể được giải đáp thắc mắc về sản phẩm một cách kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Tại sao nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

Những lợi ích khi bán hàng trên trên sàn thương mại điện tử:

  • Lượng khách hàng có thể tiếp cận nhiều và đa dạng hơn

Sau đại dịch Covid-19 vừa qua, có rất nhiều khách hàng đã thay đổi thói quen mua sắm của mình từ mua sắm offline sang online. Điều này đồng nghĩa với việc, họ sẽ sử dụng và thường xuyên lướt trên các sàn thương mại điện tử lazada và shopee để mua sắm những vật dụng cần thiết cho cuộc sống của mình. Vì vậy, nếu bạn mở cửa hàng và bán trên kênh online hoặc chỉ bán online trên các sàn thương mại điện tử thì đã có thêm cơ hội để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của mình hơn.

Bạn có biết, lượng truy cập của người dùng trên các sàn thương mại điện tử  lazada và shopee trung bình là hơn 40 triệu lượt/tháng ( theo thống kế của iPrice Insight). Vì thế có thể thấy đây là một trong những cơ hội dành cho những nhà bán hàng.

Ngoài ra, nếu người bán muốn tăng thêm đơn hàng cho shop của mình trên các sàn này cũng có thể chạy quảng cáo (ADS) để sản phẩm của shop xuất hiện ở đầu trang khi khách hàng tìm kiếm tương ứng với từ khóa. Từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của đơn hàng.

  • Tiết kiệm chi phí đáng kể cho người bán hàng

Thủ tục để mở shop kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như lazada và shopee cũng khá là đơn giản. Người bán sẽ không phải mất bất kỳ chi phí đăng ký nào để mở shop, cũng không cần phải trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe, mà còn được tạo cơ hội để có thể dễ dàng gia nhập bán hàng.

Thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để chạy quảng cáo trên Facebook hay các kênh mạng xã hội khác thì khách hàng tiềm năng mới có thể thấy được sản phẩm của bạn, giờ đây người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử có thể sử dụng các tính năng của các sàn hoặc chạy quảng cáo theo các gói có sẵn để thu hút khách hàng và tăng tần xuất hiển thị sản phẩm cho khách hàng mới. Ví dụ như các sàn lazada và shopee sẽ có các chương trình Deal 1k, 9k, 99k vào các khung giờ trong ngày hoặc siêu khuyến mãi vào những ngày đặc biệt trong tháng, trong năm,…

  • Thu về lợi nhuận cao hơn

Mục đích chung của việc kinh doanh đó là tạo ra lợi nhuận và giúp khách hàng biết đến thương hiệu của mình nhiều hơn.

doanh thu, lợi nhuận và xây dựng thương hiệu. Muốn gia tăng chuyển đổi phải bán hàng đa kênh. Với lợi thếlà có thể tiếp cận lượng khách hàng nhiều và đa dạng, việc kinh doanh một gian hàng trên các sàn thương mại điện sẽ giúp bạn có thể đưa sản phẩm đi khắp các tỉnh thành, thậm chí sang tận nước ngoài. Khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử lazada và shopee, bạn sẽ tiết kiệm thêm được khoản chi phí từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng như xây cửa hàng, thuê mặt bằng kinh doanh và thuê nhân viên bán hàng. Từ đó, giúp bạn tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ của mình.

Cùng tìm hiểu thêm về lazada và shopee

Sàn thương mại điện tử lazada là gì? Lazada là của nước nào?

Sàn thương mại điện tử Lazada là của nước nào?
Sàn thương mại điện tử Lazada là của nước nào?

Lazada là một sàn thương mại điện tử thuộc công ty Lazada Group của Đức. Năm 2012, lazada được thành lập bởi Maximilian Bittner và sự hỗ trợ của Rocket Internet.

Địa điểm hoạt động chủ yếu của sàn này chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Năm 2015, lazada đã được tỷ phú Jack Ma và tập đoàn Alibaba mua lại và điều hành hoạt động cho đến nay.

Tại Việt Nam, lazada là nền tảng thương mại điện tử sớm nhất,  nó cung cấp hàng nghìn sản phẩm đa dạng cho những người tiêu dùng online. Lazada hoạt động bằng cách cung cấp những gian hàng ảo trên trang web của mình và sẽ trả phí hoa hồng theo tỉ lệ phần trăm cho người bán hàng trên sàn. Có thể hiểu rằng lazada hoạt động theo mô hình C2C (Consumer To Consumer).

Sàn thương mại điện tử shopee là gì?

Sàn thương mại điện tử shopee là gì?
Sàn thương mại điện tử shopee là gì?

Shopee là sàn thương mại điện tử thuộc Tập đoàn Sea Limited – một công ty internet của Singapore được điều hành bởi tỷ phú toàn cầu Forrest Li. Năm 2015, shopee được thành lập và có trụ sở chính đặt tại Singapore. Vào thời điểm mới bước chân vào thị trường thương mại điện tử, nó hoạt động chủ yếu theo mô hình C2C, là cầu nối giữa các cá nhân với nhau. Nhưng đến nay, shopee đã và đang tiếp tục phát triển thêm cả mô hình B2C (Business to Customer) để kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đến năm 2022 hiện nay, shopee đang hoạt động mạnh tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philippines và Việt Nam,…

Một số điểm so sánh lazada và shopee

Chiến lược tiếp thị, công cụ Marketing hỗ trợ người bán của lazada và shopee

Điều đâu tiên để có thể giúp người bán đưa ra quyết định nên bán hàng trên lazada hay shopee đó là những chiến lược tiếp thị bán hàng và công cụ Marketing của nó.

Mặc dù gia nhập thị trường thương mại điện tử sau nhưng Shopee lại có thể bắt tay hợp tác với Google để chạy quảng cáo. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng trên các sàn kinh doanh online bởi vì lượt tìm kiếm mỗi ngày trên Google không hề thấp, những nhà bán hàng trên shopee có thể sử dụng công cụ quảng cáo này để lên chiến lược tiếp thị sản phẩm của mình đến những khách hàng tiềm năng. Từ đó sẽ cải thiện được khả năng hiển thị của cửa hàng mình đối với người dùng để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Còn về sàn thương mại điện tử lazada, mặc dù không bắt tay với Google nhưng lazada vẫ có thể giúp những ngời bán hàng trên trang web của mình tăng khả năng tiếp cận với khách hàng bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo AI kết hợp cùng các máy móc để phân tích dữ liệu và tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Các dữ liệu có liên quan đến khách hàng như dữ liệu lịch sử mua sắm, dữ liệu tìm kiếm,… sẽ được lưu trữ lại và xử lý giúp tối ưu hoá việc tìm kiếm và đưa gợi ý hiển thị phù hợp với nhu cầu khi khách hàng truy cập để mua hàng lần tiếp theo. Nhờ có công nghệ hiện đại này mà lazada có thể làm nổi bật hàng hoá của người bán, giúp họ hiểu rõ sở thích, các mối quan tâm của khách hàng để đưa ra chiến lược tiếp cận phù hợp. Nhờ đó giúp nhà bán hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả hơn.

Khi nói đến công cụ Marketing để hỗ trợ cho người bán thì cả lazada và shopee đều có các tính năng tương tự. Cả hai sàn thương mại điện tử này đều cung cấp nhiều tính năng cho người bán như: chạy quảng cáo để tăng khả năng hiển thị của gian hàng, của sản phẩm; tạo các chương trình, các khuyến mại như Flash sale, Freeship, Dealhot,…

Về phương thức thanh toán, vận chuyển hàng hoá của lazada và shopee

Phương thức thanh toán dành cho người mua và cách thức, thời gian vận chuyển hàng hóa cũng là một yếu tố để người mua quyết định có sử dụng sàn đó để mua sắm hay không, vì vậy để trả lời cho câu hỏi nên bán hàng trên lazada hay shopee, bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố của hai sàn này.

So sánh về phương thức thanh toán, vận chuyển hàng hoá của lazada và shopee
So sánh về phương thức thanh toán, vận chuyển hàng hoá của lazada và shopee

Phương thức thanh toán của cả hai sàn lazada và shopee cũng vô cùng đa dạng. Cả hai nền tảng này đều cung cấp dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM, qua các ví điện tử và cả hình thức COD ( thanh toán tiền mặt khi nhận hàng). Đối với sàn lazada người tiêu dùng có thể sử dụng phương thức thanh toán qua thẻ Mastercard và thẻ Visa trên website, nhưng đối với sàn shopee thì phương thức thanh toán này chỉ áp dụng cho các gian hàng Shopee Mall.

Về vấn đề vận chuyện hàng hóa lazada vượt trội hơn hẳn so với shopee về khía cạnh giao hàng siêu tốc. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu khảo sát, hơn 90% khách hàng của shopee không hài lòng với thời gian giao hàng của sàn thương mại điện tử này, họ phải mất thời gian từ 5-7 ngày mới có thể nhận được hàng, trong khi lazada thì chỉ cần 1-2 ngày. Nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ này là do các đối tác hậu cần của shopee.

 Chính sách của lazada và shopee dành cho khách hàng tiêu dùng

Một trong những yếu tố quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng sàn thương mại điện tử đó chính là các chính sách bảo vệ quyền lợi của họ. Khi mua hàng online, khách hàng tiêu dùng thường sợ mua phải hàng kém chất lượng so với giá trị của mình bỏ ra, vì thế nên shopee đã bắt lấy cơ hội này và cho ra các chính sách đảm bảo mua hàng chính hãng để cung cấp thêm sự đảm vbaro cho người tiêu dùng. Do đó, đối với các mặt hàng đắt tiền hoặc có liên quan đến chất lượng sản phẩm, khách hàng có thể sẽ chọn mua sắm trên sàn shopee nhiều hơn so với sàn lazada.

Đây cũng là một yếu tố để bạn cân nhắc xem xét nên bán hàng trên lazada hay shopee.

Chi phí khi bán hàng trên lazada và shopee

Khi muốn kinh doanh online hiệu quả thì việc tối ưu hóa chi phí là vô cùng cần thiết. Vậy để quyết định nên bán hàng trên lazada hay shopee hãy cùng xem sự khác nhau về vấn đề chi phí bán hàng của hai sàn này ngay nhé!

So sánh về chi phí khi bán hàng trên lazada và shopee
So sánh về chi phí khi bán hàng trên lazada và shopee.

Người bán hàng sẽ cần phải trả tiền “thuê gian hàng” và một số khoản phí khác khi bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.

Hiện tại, lazada có chương trình miễn hoàn toàn tiền “thuê gian hàng” trên nền tảng của mình cho những nhà bán hàng mới gia nhập. Nhà bán hàng chỉ cần phải trả các khoản phí dưới đây để duy trì sàn:

  • Phí dịch vụ: là phí để bên vận chuyển lấy hàng tại nơi người bán đăng ký, sau đó chuyển đến địa điểm tập trung hàng hóa của lazada để tiến hành giao cho khách hàng.

  • Phí vận chuyển: đây là khoản chi phí vận chuyển thực tế được tính theo trọng lượng đơn hàng hoặc trọng lượng quy đổi của đơn hàng. Chi phí này sẽ tùy theo sản phẩm của người bán hàng.

  • Phí thanh toán: là khoản phí mà người bán hàng phải trả cho những đơn hàng thanh toán thành công bằng thẻ ATM, ví điện tử,…

  • Phí hoàn trả lại sản phẩm: là phí mà người bán hàng phải trả nếu người mua không chấp nhận đơn hàng và đủ điều kiện hoàn hàng, Lazada sẽ thực hiện hoàn trả tiền cho người mua bằng cách khấu trừ vào mục hoàn trả giá trị sản phẩm trên trang bán hàng của người bán.

Còn về sàn shopee, trước 01/04/2019 nền tảng này có rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho người bán hàng như miễn các loại phí đăng ký, phí duy trì, phí hoa hồng hay các khoản phí khác. Còn hiện tại sau khi đã gia nhập và có chỗ đứng trên thị trường, shopee đã bắt đầu thu lại bằng cách tính một số chi phí sau cho các nhà bán hàng:

  •  Phí thanh toán: Đây là khoản phí dành cho người bán khi họ có một đơn hàng thanh toán thành công trên shopee. Phí thanh toán này sẽ được tính dựa trên tổng giá trị thanh toán thực của người mua.
  • Phí cố định: là phí duy trì sàn, được tính theo phần trăm hoa hồng trích từ đơn hàng được bán thành công của Shopee Mall, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Phí dịch vụ: là loại phí người bán phải trả khi tham gia Gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra. Phí dịch vụ cũng được trừ trực tiếp trên những đơn hàng thành công trước khi tiền được thanh toán cho người bán.

Vậy nên chọn bán hàng trên lazada hay shopee?

Vậy nên chọn bán hàng trên lazada hay shopee
Vậy nên chọn bán hàng trên lazada hay shopee?

Trên đây là một số so sánh để có thể giúp bạn đưa ra quyết định nên bán hàng trên lazada hay shopee. Mỗi sàn đều có những ưu và nhược điểm của riêng mình. Vì thế, để có thể tối đa hóa hiệu quả kinh doanh cho bạn, chúng tôi khuyên bạn nên kinh doanh trên cả hai sàn thương mại điện tử này. Bán hàng đa kênh sẽ có thể giúp bạn khai thác những khía cạnh mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa chạm tới.

Cảm ơn bạn đã giành thời gian tham khảo bài viết trên. Chúc bạn bán hàng hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử này!

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button