Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Quy định mã và cách tính công suất điều hòa nội địa Nhật Bản kiến thức mới năm 2023

Quy định mã và cách tính công suất điều hòa nội địa Nhật Bản – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Công suất của điều hòa Nhật Bản được quy định theo ký hiệu đầu mỗi máy, khá lạ so với các loại máy điều hòa đang bán tại Việt Nam. Đây là một trong các thông số rất quan trọng khi chọn mua điều hòa cũ nội địa Nhật Bản hay còn gọi là điều hòa Nhật Bãi. Gia dụng Nhà Việt sẽ cùng các bạn tìm hiểu để tránh mua nhầm công suất dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả, công suất máy cần phù hợp diện tích phòng. Cần lưu ý đây là công suất làm lạnh chứ không phải công suất tiêu thụ điện.

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một số đơn vị thường dùng trong điều hòa:

  • HP là đơn vị chỉ công suất. 1 HP = 1 mã lực = 0,746kw = 750w (làm tròn). Với ngành điện lạnh phải tốn 1 công là 756w để đạt được lượng nhiệt khoảng: 9000-9500 BTU/h, do vậy người ta thường tính: 1HP = 9000 BTU/h.
  • BTU là một đơn vị năng lượng nhiệt, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi và làm lạnh.
    Theo tiêu chuẩn thiết kế của VN: 1m2 diện tích phòng ngủ cần 600BTU, từ đó ta có bảng tham khảo lựa chọn công suất điều hòa theo diện tích phòng.
Diện tích phòng Công suất làm lạnh (BTU) Công suất tiêu thụ (HP)
15 m2 9000 BTU 1 HP
16 m2 – 22 m2 12000 BTU 1.5 HP
25 m2 – 30 m2 18000 BTU 2 HP
30 m2 – 40 m2 24000 BTU 2.5 HP

Tại Việt Nam điều hòa thường ký hiệu đầu số dạng công suất theo kW hoặc BTU. Ví dụ:

  • Điều hòa Daikin
    • FTKS 25xxx = 9000BTU; 2,5KW
    • FTKS 35xxx = 12.000 BTU; 3,5KW
  • Điều hòa Panasonic
    • CU/CS-E9xxx = 9000BTU; 2,5KW
    • CU/CS-E12xxx = 12.000 BTU; 3,5KW

Với điều hòa nội địa Nhật Bản thì người Nhật quy ước mã điều hòa theo kW lạnh, và thường phân loại điều hòa theo quy định diện tích phòng tính bằng 1 Tatami = 1,65m2.

Ví dụ: Điều hòa Fujitsu AS-X28K-W = 2,8 KW. 1kW = 3412BTU/h nên điều hòa này có công suất tương đương 2,8*3412 =9.553 ~ 10.000 BTU. Dưới đây là bảng quy đổi các mã điều hòa nội địa Nhật Bản theo công suất kW và BTU.

  • Đầu 80 = 8,0 kW ~ 27.000 BTU (26 Tatami: lạnh 36~55m2, sưởi 35~43m2)
  • Đầu 71 = 7,1 kW ~ 24.000 BTU (23 Tatami: lạnh 32~49m2, sưởi 31~39m2)
  • Đầu 63 = 6,3 kW ~ 22.000 BTU (20 Tatami: lạnh 29~43m2, sưởi 26~32m2)
  • Đầu 56 = 5,6 kW ~ 19.000 BTU (18 Tatami: lạnh 25~39m2, sưởi 24~30m2)
  • Đầu 50 = 5,0 kW ~ 17.000 BTU (16 Tatami: lạnh 23~35m2, sưởi 20~28m2)
  • Đầu 40 = 4,0 kW ~ 13.500 BTU (14 Tatami: lạnh 18~28m2, sưởi 18~23m2)
  • Đầu 36 = 3,6 kW ~ 12.000 BTU (12 Tatami: lạnh 16~25m2, sưởi 15~19m2)
  • Đầu 28 = 2,8 kW ~ 9.500 BTU (10 Tatami: lạnh 13~19m2, sưởi 13~16m2)
  • Đầu 25 = 2,5 kW ~ 8.500 BTU (8 Tatami: lạnh 11~17m2, sưởi 10~13m2)
  • Đầu 22 = 2,2 kW ~ 7.500 BTU (6 Tatami: lạnh 10~15m2, sưởi 9~11m2)

Việc quy đổi từ BTU sang W , kW là quy đổi của công suất làm lạnh chứ nó không phải là công suất tiêu thụ điện của máy.

Trên đây là thông tin về cách quy đổi công suất làm lạnh và cách chọn điều hòa nội địa Nhật Bản theo diện tích phòng. Hy vọng sẽ hữu ích với các bạn.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button