Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Rohs là gì ? Các tiêu chuẩn Rohs cần biết

Trong cuộc sống thường ngày bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều sản phẩm có từ Rohs được in trên bao bì. Vậy Rohs là gì? Rohs có những tiêu chuẩn an toàn nào? Tất cả sẽ được chúng  bật mí ngay qua bài viết dưới đây. Nào hãy chú ý theo dõi để có được thông tin bổ ích nhé!

Rohs là gì?

Rohs là gì? Rohs là tên viết tắt từ Restriction Of Hazardous Substances. Đây là sự hạn chế những chất độc hại của thiết bị điện và điện tử, ảnh hưởng đến sức khỏe con người lẫn môi trường.

Rohs còn được biết tới là bộ quy tắc tiêu chuẩn được Pháp luật ở châu Âu quy định và nó có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.

tiêu chuẩn rohs
tiêu chuẩn rohs

RoHS Có mấy phiên bản?

RoHS 2 hay Chỉ thị 2011/65/EU, được ban hành vào tháng 7 năm 2011 bởi Ủy ban châu Âu. RoHS 2 đã mở rộng phạm vi của RoHS ban đầu để bao gồm tất cả các thiết bị điện/điện tử, cáp và phụ tùng thay thế. RoHS 2 cũng là một chỉ dấu trước khi được chứng nhận CE (chứng nhận cho sản phẩm được lưu hành trên thị trường EU). Tất cả các nhà sản xuất sản phẩm điện/điện tử phải tuân thủ RoHS 2 trước khi sản phẩm được gắn nhãn CE. Nhãn RoHS màu xanh lá cây ban đầu với dấu kiểm không còn được yêu cầu hoặc sử dụng vì dấu CE hiện đã bao gồm việc tuân thủ RoHS.

RoHS 3 (hoặc Chỉ thị 2015/863) có hiệu lực từ ngày 22/7/2019 bổ sung thêm 4 chất bị hạn chế (phthalate) vào danh sách ban đầu.

Rohs có những tiêu chuẩn an toàn nào?

Bất kỳ một sản phẩm nào trên thế giới có thương hiệu lớn đều trang bị logo Rohs. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Rohs đều thân thiện với môi trường và an toàn cho người dùng nên có thể lưu hành ở Châu Âu.

Vì thế, người sử dụng có thể dựa vào đây để chọn ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường khi sản xuất và tái chế. Ngoài ra, điểm đáng chú ý ở tiêu chuẩn Rohs là nó được phân thành Rosh1, Rosh2:

Rohs1: Áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2006, tiêu chuẩn này liên quan đến chỉ thị về thiết bị điện và điện tử, hạn chế tối đa 6 chất nguy hại.

Rohs2: Ủy ban Châu Âu ban hành vào tháng 07 năm 2011. Rohs2 đã mở rộng phạm vi, bổ sung thêm 4 chất cấp khác vào Rohs1. Các sản phẩm Rohs2 trước khi sản xuất thường sẽ được gắn nhãn CE.

Tại sao Rohs có thể gây hại đến sức khỏe?

Theo tiêu chuẩn Rohs sẽ có 6 chất độc hại bị hạn chế vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm:

– Chì: Được dùng để sản xuất pin, màn hình máy tính, pin. Đặc biệt Rohs thường hạn chế sử dụng chì tới 1000ppm.

– Thủy ngân: Được ứng dụng trong việc chế tạo đè hơi thủy ngân, đèn huỳnh quang, mạ điện nhôm, pin nhiên liệu và máy điều nhiệt. Rohs giới hạn dùng thủy ngân đến 100ppm.

– Cadmium: Thường giới hạn Rohs ở mức 100ppm, nó vận hành ổn định cho nhựa và sử dụng để mạ điện, hợp kim hàn, phun nước tự động, hệ thống báo động…

– Crom hóa trị sáu: Dùng trong sơn nhựa, nhiếp ảnh, sản phẩm bằng thép không gỉ và bị giới hạn Rohs ở mức không vượt quá 1000ppm.

– Polybrominated biphenyl: Sử dụng trong chất chống cháy, một số loại nhựa, bọt nhựa và thiết bị điện gia dụng, thường bị giới hạn Rohs tới 1000ppm.

– Ete diphenyl polybromintatel: Được ứng dụng ở trong điện tử gia dụng, tụ điện, bảng mạch in. Và Rohs giới hạn dùng PBDE đến 1000ppm.

Tiêu chuẩn Rohs được áp dụng trong nhóm thiết bị điện tử nào?

Dưới đây là 10 loại thiết bị điện tử nằm ở nhóm phạm vi vận dụng theo tiêu chuẩn RoHS:

– Thiết bị viễn thông và IT: Điện thoại, máy tính, máy fax…

– Thiết bị chiếu sáng: Bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn led…

– Thiết bị điện và điện tử: Máy khoan, máy may…

– Thiết bị tiêu dùng: Tivi, radio…

– Dụng cụ y khoa: Máy trợ khí…

– Thiết bị thể thao, giải trí: Video game, trò chơi game bằng tay…

– Máy chế biến tự động: Máy pha đồ uống…

– Đồ gia dụng lớn: Tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…

– Đồ gia dụng nhỏ: Lò nướng, máy hút bụi…

– Một số dụng cụ kiểm soát và quan sát: Lò sưởi, camera…

Các chất hạn chế trong tiêu chuẩn Rohs là gì?

Ban đầu chỉ thị quy định hàm lượng sử dụng của 6 chất trong các sản phẩm điện và điện tử. Sau ngày 31 tháng 3 năm 2015 Chỉ thị (EU) 2015/863 được ban hành cập nhật thêm 4 chất là DEHP, BBP, DBP và DIBP nâng tổng số các chất hạn chế trong chỉ thị RoHS lên mười chất như sau:

  • Chì (Pb)
  • Thủy ngân (Hg)
  • Cadmium (Cd)
  • Crom hóa trị sáu (Cr 6+ )
  • Biphenyl đa bội (PBB)
  • Ether diphenyl polybrominated (PBDE)
  • Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP)
  • Butyl benzyl phthalate (BBP)
  • Dibutyl phthalate (DBP)
  • Diisobutyl phthalate (DIBP)
tiêu chuẩn rohs
tiêu chuẩn rohs

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn Rohs là gì?

Tiêu chuẩn RoHS được áp dụng cho 11 nhóm sản phẩm dưới đây:

  • Thiết bị gia dụng lớn
  • Thiết bị gia dụng nhỏ
  • Thiết bị CNTT & viễn thông (mặc dù thiết bị cơ sở hạ tầng được miễn ở một số quốc gia)
  • Thiết bị tiêu dùng
  • Thiết bị chiếu sáng – bao gồm bóng đèn
  • Dụng cụ điện và điện tử
  • Đồ chơi, giải trí và thiết bị thể thao
  • Thiết bị y tế (miễn loại bỏ vào tháng 7 năm 2011)
  • Các công cụ giám sát và kiểm soát (miễn trừ được gỡ bỏ vào tháng 7 năm 2011)
  • Máy rút tự động
  • Thiết bị bán dẫn

Các quy định về tiêu chuẩn Rohs của Việt Nam

Từ ngày 23/9/2011 của thông tư số 30/2011/TT – BCT có hiệu lực tại Việt Nam, Rohs được EU quy định nghiêm ngặt. Nó tác động trực tiếp tới doanh nghiệp Việt Nam khi cần xuất khẩu mặt hàng sang thị trường Châu Âu.

Việc nắm vững những kiến thức liên quan đến Rosh là điều rất cần thiết đối với nhà xuất khẩu Việt Nam. Bởi nó ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa, nhất là hóa chất qua Châu Âu.

Hơn nữa, do tiêu chuẩn Rosh mà các doanh nghiệp sản xuất muốn bán sản phẩm qua thị trường Châu Âu thì ở sản phẩm phải đăng ký “Rohs – compliant”.

Cũng vì thế, khi nhập khẩu các thiết bị điện, điện tử ta phải nhập sản phẩm đạt chuẩn Rohs. Ở sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tuyệt đối không nên sở hữu vì nó không an toàn.

Bên cạnh đó, khi mua những hàng hóa thuộc 10 ngành trên, hãy chú ý phần bao bì, quan sát xem nó có kí hiệu đạt chuẩn Rohs hay không rồi đưa ra quyết định phù hợp.

Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt tiêu chuẩn RoHS 

Việc sử dụng nhiều hóa chất độc hại trong vật liệu không chỉ tác động xấu đến môi trường, làm ô nhiễm bãi chôn lấp mà gây hại đến sức khỏe của con người còn trong quá trình sản xuất và tái chế. Do đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn và đạt chứng nhận RoHS có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Việc đạt được chứng nhận tiêu chuẩn RoHS là yêu cầu bắt buộc nếu các doanh nghiệp muốn bán hoặc phân phối các sản phẩm điện – điện tử, cụm phụ kiện, linh kiện, cáp… trực tiếp tới các quốc gia EU hoặc bán cho nhà phân phối, người bán lại… cho các quốc gia EU. RoHS cũng áp dụng cho ngành công nghiệp kim loại đối với bất kỳ ứng dụng nào của mạ kim loại, anodizing, mạ crôm hoặc các lớp hoàn thiện khác trên các thành phần EEE, bộ tản nhiệt hoặc đầu nối.

Việc tuân thủ RoHS được giám sát thực thi bởi các cơ quan như NMO (Văn phòng Đo lường Quốc gia). Các hình phạt và tiền phạt cho việc không tuân thủ có thể khác nhau giữa các quốc gia EU nhưng bao gồm tiền phạt và cả phạt tù ở một số quốc gia thành viên.

Những điểm mới trong RoHS Standard

  • RoHS 10 có nghĩa là trong tiêu chuẩn RoHS quy định giới hạn tỷ lệ % 10 chất độc hại trong sản xuất.
  • RoHS Standard được quy định trong bộ tiêu chuẩn RoHS 3 mới nhất bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/7.
  • Tiêu chuẩn RoHS Standard quy định về tỷ lệ % các chất độc hại được phép có trong chất đồng nhất.
  • Dưới đây là quy định về tỷ lệ % của 10 chất độc hại được quy định:
    • Cadmium: 0,01%
    • Chì: 0,1%
    • Thủy ngân: 0,1%
    • Crom hóa trị: 0,1%
    • Biphenyls polybrominated (PBB): 0,1%
    • Các ete diphenyl polybrominated (PBDE): 0,1%
    • Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP): 0,1%
    • Butyl benzyl phthalate (BBP): 0,1%
    • Diisobutyl phthalate (DIBP): 0,1%
tiêu chuẩn rohs
tiêu chuẩn rohs

 6 chất độc hại tiêu chuẩn Rohs quy định cần hạn chế

  • 6 loại chất độc hại bị hạn chế đều là những loại chất có khả năng gây hại cho sức khỏe của con người.
  • Tham khảo bảng tổng hợp 6 chất độc gây hại để có thêm kiến thức khi chọn mua thiết bị điện, điện tử.
Chất độc hại Ứng dụng Tác hại với con người
Chì (Pb) Sản xuất pin, tivi, màn hình máy tính,… Cản trở phát triển chiều cao, trí não ở trẻ em
Gây tai biến, bệnh thần kinh hoặc tử vong
Thủy ngân ( Hg) Sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in Gây nên các bệnh về phổi, bệnh thần kinh, hệ tiêu hóa, các bệnh về da.
Cadmium (Cd) Mạ điện, pin Cadmium mạ kiềm, chất nhuộm, hợp kim hàn Gây nên các bệnh về ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi
Crom hóa trị 6 (Cr, Hexavalent Chromium) Sản xuất thép không chỉ, công nghệ in ảnh, … Có thể gây đột biến gen
Các bệnh về da, ung thư
Polybrominated Biphenyls (PBBs – một hợp chất của Brom) Sản xuất bọt nhựa, chất dẻo cho các thiết bị điện Gây rối loạn nội tiết tố ở người
Polybrominated Biphenyls Ethers (PBDEs – một hợp chất của Brom): Chất có trong thiết bị điện gia dụng, bảng mạch in, dùng trong bảng mạch in Gây rối loạn nội tiết tố ở người

Từ khóa:

  • Tiêu chuẩn REACH là gì
  • Rohs là chất gì
  • Rohs là gì
  • Rohs 2 là gì
  • Tiêu chuẩn của RoHS
  • Rohs HF là gì
  • Tiêu chuẩn RoHS mới nhất
  • Tiêu chuẩn RoHS 3

Nội dung liên quan:

Back to top button