Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý nước tháp giải nhiệt đúng chuẩn

Xử lý nước tháp giải nhiệt là một trong những thao tác không thể thiếu trong quá trình sử dụng tháp. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thiết bị mà còn tác động trực tiếp đến tuổi thọ sử dụng tháp. Vậy bạn đã biết cách xử lý nước tháp giải nhiệt chưa? Nếu chưa cùng tham khảo một số những hướng dẫn chi tiết được tổng hợp tại bài viết dưới đây nhé!

Xử lý nước tháp giải nhiệt đang là chủ đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của người dùng

Nội dung chính

1 Người dùng cần quan tâm đến những thông số nào của nước tháp giải nhiệt1.1 Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan1.2 Độ PH1.3 Độ cứng1.4 Chỉ số bão hòa2 Giải đáp tất tần tật những vấn đề xoay quanh việc xử lý nước tháp giải nhiệt2.1 Tại sao cần xử lý nước của tháp giải nhiệt?2.2 Một số giải pháp xử lý nước tháp giải nhiệt hiện nay
Người dùng cần quan tâm đến những thông số nào của nước tháp giải nhiệt
Để có giải pháp xử lý nước tháp hạ nhiệt hiệu quả nhất, trước tiên chúng ta cần hiểu và nắm được các thông số cũng như những vấn đề mà dòng nước đang gặp phải. Vậy khi kiểm tra nước tháp giải nhiệt, chúng ta cần quan tâm đến những thông số gì?

Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan
Đây là thông số cho chúng ta biết chính xác về khả năng dẫn điện của nước. Về cơ bản nó sẽ có mối quan hệ tỉ lệ với số lượng chất rắn hòa tan có trong nước. Căn cứ theo đó, nước tinh khiết sẽ có độ dẫn điện thấp nhất (do lượng khoáng chất thấp) và nước biến sẽ có độ dẫn cao nhất. 

Tuy nhiên việc có quá nhiều chất rắn hòa tan trong nước có thể là nguyên nhân tạo thành các kết tủa hay còn được gọi là cáu bẩn. Theo thời gian lượng cáu bẩn ngày càng lớn tạo thành các mảng bám ảnh hưởng trực tiếp đến đường ống cũng như khả năng truyền nhiệt cùng áp lực nước trong tháp.

Độ PH
Độ PH của nước là thước đo để chúng ta có thể xác định tính axit, bazo theo thang đo từ 0 đến 14. Trên thực tế việc kiểm soát tính axit hay bazo cho nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hiệu quả sử dụng tháp giải nhiệt. Bởi nước có tính axit sẽ làm tăng khả năng ăn mòn trong khi lượng cáu bẩn sẽ tăng nhanh trong môi trường kiềm. 

Độ PH có ảnh hưởng như thế nào đến nguồn nước sử dụng cho tháp?

Độ cứng
Độ cứng của nước được xác định thông qua hàm lượng canxi và magie. Cụ thể độ cứng của nước được chia làm hai loại là độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh viễn. Theo đó độ cứng tạm thời là phổ biến nhất, nó đại diện cho sự lắng đọng của cáu bẩn trong đường ống cũng như thiết bị.

Chỉ số bão hòa
Đây được hiểu là thước đo sự ổn định của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cùng tình trạng hình thành cáu bẩn. Trong trường hợp chỉ số bão hòa dương có nghĩa là dòng nược có xu hướng hình thành cáu bẩn còn chỉ số âm đồng nghĩa với xu hướng ăn mòn. Thông thường chỉ số bão hòa có xu hướng dao động từ 0 đến 1. 

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt

Tìm hiểu chi tiết về tháp giải nhiệt nước Chiller

Tìm hiểu về những ưu điểm của tháp giải nhiệt nước Tashin
Giải đáp tất tần tật những vấn đề xoay quanh việc xử lý nước tháp giải nhiệt
Công tác xử lý nước tháp giải nhiệt là một trong những thao tác có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sử dụng tháp giải nhiệt. Vậy tại sao phải xử lý nước tháp giải nhiệt? Đâu là giải pháp cho hiệu quả tốt nhất? Chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu rõ hơn trong mục chia sẻ dưới đây.

Xử lý nước tháp giải nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng

Tại sao cần xử lý nước của tháp giải nhiệt?
Như chúng ta đã biết, cáu bẩn cũng như tình trạng nước có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm mát cũng như tuổi thọ của tháp giải nhiệt. Chính vì vậy việc xử lý, tối ưu thông số nguồn nước trong tháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Dưới đây là một số những công việc cần xử lý với dòng nước trong tháp giải nhiệt:

Loại bỏ rác thô như thảm thực vật hay rác thải có thể có trong tháp để tránh gây tắc nghẽn hệ thống tháp giải nhiệt.
Giảm thiểu tối đa khả năng ăn mòn của dòng nước. Ví dụ như: Lượng oxy hòa tan trong nước, muối hòa tan hoặc sự phát triển của sinh vật.
Ức chế, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trên bề mặt trao đổi nhiệt.
Loại bỏ những tạp chất lơ lửng trong nước đây là một trong những tác nhân chính tạo thành cặn bẩn làm giảm khả năng làm mát đồng thời gây tắc nghẽn, ăn mòn,…

Một số giải pháp xử lý nước tháp giải nhiệt hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của việc xử lý nước tháp giải nhiệt trong quá trình sử dụng. Những giải pháp xử lý nước tháp giải nhiệt đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của đông đảo người dùng. Nếu cũng đang có chung mối quan tâm về vấn đề này, đừng bỏ qua một số hướng dẫn chi tiết dưới đây bạn nhé!

Tiến hành xử lý nước đầu vào bằng cách làm mềm, khử kiềm, trao đổi ion nhằm loại bỏ tối đa các loại chất khoáng có thể gây cáu bẩn trong hệ thống tháp giải nhiệt.

Loại bỏ cáu bẩn là một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng

Giảm độ PH của nước bằng cách sử dụng axit trung hòa để đạt được độ PH phù hợp.
Bạn cũng có thể sử dụng thêm các chất có khả năng ức chế cáu bẩn đồng thời điều hòa tuần hoàn của hệ thống cấp nước.
Định kỳ xả đáy để kiểm soát quá trình cô đặc đồng thời xử lý nước bằng các phương pháp vật lý như lọc, cạo gỉ,…

Thực tế việc đảm bảo hệ thống nước sử dụng cho tháp giải nhiệt có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả vận hành của cả hệ thống. Tại bài viết trên đây chúng tôi đã đưa đến cho bạn những cách xử lý nước tháp giải nhiệt đúng chuẩn. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tham khảo, sử dụng thiết bị đạt hiệu quả tốt nhất.

Back to top button