Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Odo là gì? Những kinh nghiệm kiểm tra Odo khi mua xe cũ

Khi tìm hiểu về xe máy hay ô tô các bạn thường được nghe đến từ Odo. Tuy nhiên bạn lại không hiểu nó là gì và có vai trò ra sao. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể biết Odo là gì nhé!

 

Số Odo là gì?

Nội dung chính

1 Odo là gì?1.1 Độ chính xác của thiết bị Odo2 Lịch sử phát triển của Odo3 Khi mua xe để kiểm tra Odo cần lưu ý những gì?
Odo là gì?
Odo là từ viết tắt của Odometer, chính là đồng hồ đo quãng đường mà xe đã đi, được lắp đặt trên ô tô và xe máy. Chỉ số của đồng hồ Odo được thiết kế ra nhằm giúp cho người điều khiển xe nắm được quãng đường đã đi và biết được thời điểm mà mình cần bảo trì và bảo dưỡng xe, từ đó giúp đảm bảo hệ thống vận hành của xe.

Odo thì có rất nhiều loại như là: Odo tự động, cơ học hay bán tự động.

Đã có rất nhiều người nhầm lẫn, đồng hồ trên xe máy là Odo. Tuy nhiên, đó không phải là Odo mà đó là đồng hồ đo tốc độ và chỉ được dùng để đo tốc độ. Còn trên xe máy thì Odo chính là số kilomet hay mile đã đi được. Theo lý thuyết thì xe có số Odo đi được càng lớn thì đồng nghĩa là xe đã đi được nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, điều này không phải là chính xác tuyệt đối nếu đã điều chỉnh hay còn gọi là tua đồng hồ xe máy.

Đồng hồ đo quãng đường xe đã đi

Độ chính xác của thiết bị Odo
Hầu hết odo hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý đếm số lần quay của bánh xe để ước lượng quãng đường đã di chuyển. Nếu bạn nhận thấy thiết bị tính toán chưa chuẩn thì chứng tỏ lớp mòn nặng hoặc kích thước không đúng chuẩn.

Lịch sử phát triển của Odo
Phụ kiện này có một chặng đường lịch sử phát triển khá là dài, cùng với đó là những thay đổi và cải tiến theo thời gian.

Năm 1600 thì đồng hồ Odo đã được ra đời nhằm phục vụ cho các phương tiện vận chuyển thô sơ và các phương tiện kéo, ví dụ như: Xe ngựa.

Đến năm 1645 thì nhà toán học Blaise Pascal đến từ Pháp đã phát minh ra bộ máy Pascaline. Pascaline không phải là một đồng hồ thực thụ , nhưng các bánh răng của nó cũng được sử dụng để đo số quãng đường đã đi.

 

Lịch sử phát triển lâu năm của đồng hồ Odo

Năm 1698, thì đồng hồ Odo được ứng dụng để đo quãng đường mà tàu thuyền đã đi nhờ phát minh của Thomas Savery, người Anh.

Năm 1895 Cyclometer – một dạng đồng hồ Odo được phát minh bởi Curtis Hussey Veeder. Thiết bị này có tính năng đó là đếm số vòng quay của bánh xe, sau đó tính toán quãng đường di chuyển qua một sợi dây truyền động và được hiển thị lên đồng hồ.

Năm 1903 thì hai anh em Arthur P và Charles H Warner giới thiệu với mọi người đồng hồ Odo auto-meter thiết bị này sử dụng nam châm để đo sự chuyển động của các trục, tính toán vận tốc di chuyển và quãng đường mà xe đã đi một cách chính xác hơn. 

Cho đến năm 2000 thì đồng hồ Odo dang cơ được thay thế và sử dụng phổ biến trên các dòng xe hơi hiện nay. 

Khi mua xe để kiểm tra Odo cần lưu ý những gì?
Khi mua xe ô tô hoặc xe máy các bạn cần lưu ý các vấn đề sau để không phải thiệt hại cho mình.

Những điều cần lưu ý khi mua xe ô tô cũ

Hiện nay, các chiêu trò để lừa gạt khách hàng ngày càng tinh vi chính vì vậy sẽ không thể tránh khỏi tình trạng Odo bị tua ngược hoặc thậm chí họ đã thay thế và sửa chữa để thay đổi km và đánh lừa người mua từ đó “hét” giá cao dễ dàng hơn. Để tránh tình trạng này và biết chính xác Odo của xe đã chạy được bao nhiêu km thì bạn có thể tham khảo những cách sau:

Kiểm tra lịch sử của xe 

Đây là một cách kiểm tra xe đơn giản nhất, bạn có thể kiểm tra được lịch sử của xe và gói bảo hiểm của xe. Từ đó ta có thể biết được những thiệt hại đáng kể trong quá trình sử dụng trước đó.

Và nếu sau khi kiểm tra mà phát hiện ra những sai số hay gian lận về công tơ mét thì có thể bắt bồi thường.

Kiểm tra giấy chứng nhận MOT

Thông thường thì chỉ số Odo sẽ được ghi lại trên giấy chứng nhận MOT. Khi bạn mua sẽ thì cần kiểm tra số km gần đúng trong một năm trước đó. bạn hãy quan sát thật kỹ với từng sự thay đổi của xe. Ví dụ: trong vòng 5 năm, xe có thể đi được 20.000 dặm và đột nhiên sang năm thứ 6 thì lại chỉ đi được 1000 dặm.

Xem lịch sử bảo dưỡng xe

 

Trong mỗi lần bảo dưỡng thì sẽ có ghi lại số km xe đã chạy. Vì vậy dựa vào đó người mua hãy kiểm tra xem số km đã đi có tăng chính xác không. Để tránh tình trạng làm giả lịch sử bảo dưỡng xe, bạn đừng kiểm tra lịch sử qua giấy mà hãy gọi trực tiếp đến gara bảo dưỡng và hỏi về lịch sử bảo dưỡng.

Kiểm tra tình trạng xe

Để kiểm tra tình trạng xe thì bạn có thể  xem xét dựa trên nội thất của xe: độ mòn của vô lăng, bàn đạp, ghế ngồi và công tắc. Và đặc biệt là kiểm tra xem xe có được phủ lớp sơn mới lên để che đi vết trầy xước hay không.

Số Odo không phải là một căn cứ chắc chắn để đánh giá tình trạng và giá cả của xe nhưng nó lại là căn cứ giúp bạn đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất. 

Bài viết trên vừa chia sẻ các thông tin để bạn có thể tham khảo khi lựa chọn mua xe cũ và cũng như để trả lời cho câu hỏi: Odo là gì? Hy vọng từ bài viết các bạn sẽ đúc ra các kinh nghiệm để trở thành người mua hàng thông thái.

Back to top button