Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Ô Nhiễm Không Khí, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh kiến thức mới năm 2023

Ô Nhiễm Không Khí, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề nóng trên toàn cầu. Với những hậu quả nặng nề cho sức khỏe và đời sống con người thì việc mỗi người biết được nguyên nhân và cách phòng tránh ô nhiễm không khí hiệu quả là rất cần thiết trong lúc này.

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam

 

Xem thêm sản phẩm : Khẩu trang chống bụi mịn 9033

Ô nhiễm không khí đang là vấn đề nhức nhối ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo thường niên về chỉ số môi trường do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện thì Việt Nam là một trong 10 nước ô nhiễm không khí hàng đầu tại châu Á. Điển hình là ô nhiễm bụi mịn PM 2.5.

Ước tính mỗi năm tại nước ta có khoảng 60.000 người chết liên quan đến ô nhiễm không khí. Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề hơn cả, bụi mịn thậm chí bao phủ cả bầu trời, làm hạn chế tầm nhìn, gây ra không ít các vấn đề sức khỏe cho người dân.

Nguyên nhân ô nhiễm không khí

Nguyên nhân từ tự nhiên

  • Gió bụi: Bụi bẩn cùng các chất khí thải được gió cuốn đi xa, gây nên tình trạng lan truyền ô nhiễm môi trường theo diện rộng.
  • Bão, lốc xoáy: Trong mỗi trận bão, lốc xoáy luôn chứa một lượng lớn khí NOx, có thể kèm theo bụi mịn PM10, PM 2.5.
  • Cháy rừng: Cháy rừng thường là những đám cháy lớn, có thời gian dập tắt lâu. Đây chính là tác nhân gia tăng lượng khí CO2 trong không khí mỗi năm. 
  • Núi lửa phun trào: Khi núi lửa phun trào sẽ bốc lên một lượng lớn khí SO2, gây ô nhiễm môi trường đồng thời tạo nên mưa axit rất nguy hiểm.
  • Hiện tượng nghịch nhiệt: Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa, tạo ra lớp sương mù tầng thấp. Điều này làm các chất gây ô nhiễm không khí bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, gây ô nhiễm.

Nguyên nhân từ con người

Đây chính là tác nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng.

  • Ngành công nghiệp: Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại như CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi… Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. 
  • Giao thông vận tải: Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4… Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, tập trung nhiều các thành phố lớn.
  • Hoạt động sinh hoạt: Do hoạt động sử dụng củi, than để đun nấu hay sưởi ấm, tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.
  • Hoạt động quân sự, quốc phòng: Các chất độc chiến tranh, đặc biệt là mối đe dọa bom nguyên tử luôn là nỗi ám ảnh của môi trường cũng như sức khỏe con người.
  • Hoạt động thu gom, xử lý rác thải:  Các phương pháp xử lý rác thải thủ công như đốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu không khí.

Cách phòng tránh ô nhiễm không khí

Giải pháp kỹ thuật

  • Thay thế nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ… bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời,…
  • Thay thế các dây chuyền máy móc công nghệ lạc hậu bằng những dây chuyền máy móc hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp quy hoạch

  • Tăng cường diện tích cây xanh tại các thành phố.
  • Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng, để giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường.
  • Quy hoạch các nhà máy, xí nghiệp ở cách xa khu dân cư.

Ngoài ra, bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường như sử dụng tiết kiệm điện, hạn chế sử dụng các loại rác thải khó phân hủy (Túi nilon, nhựa…). Bên cạnh đó, các bạn cũng nên sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, để hạn chế việc hệ hô hấp tiếp xúc với khói bụi.

Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực nhất. Và đừng quên tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ hành tinh xanh vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chúng ta.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button