Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Màn hình Oled là gì? Tại sao màn hình này được nhiều hãng sản xuất sử dụng?

Ngày nay, có rất nhiều hãng sản xuất điện thoại, tivi áp dụng công nghệ Oled để sản xuất màn hình cho những chiếc smartphone hiện đại. Vậy màn hình Oled là gì? Lý do gì mà loại màn hình này lại được nhiều nhãn hàng sử dụng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.

Nội dung chính

1 Màn hình OLED là gì?2 Cấu tạo của màn hình OLED 3 Ưu và nhược điểm của công nghệ màn hình OLED mang lại4 Những thiết bị được trang bị màn hình OLED5 Màn hình OLED được sử dụng trong tương lai như thế nào?
Màn hình OLED là gì?
OLED là viết tắt của từ tiếng Anh – Organic light emitting diode. Tạm dịch là điốt phát quang hữu cơ. Khi công nghệ OLED này được sáng chế hứa hẹn sẽ “lật đổ” thế độc tôn của LCD trước đây. 

Màn hình OLED là gì? Màn hình OLED gồm lớp vật liệu hữu cơ, chủ yếu là cacbon được nằm giữa hai điện cực anot và catot. Mỗi khi có dòng điện chạy qua, nó sẽ tự động phát sáng.

Hiện tại, có khá nhiều dòng công nghệ OLED. Trong đó, AMOLED (Active Matrix OLED) áp dụng công nghệ OLED phổ biến cho nhu cầu sản xuất màn hình với độ phân giải cao. Ngược lại, PMOLED (Passive Matrix OLED) thường được dùng cho các thiết bị có độ phân giải thấp, như chỉ hiển thị các loại biểu tượng và văn bản. Bên cạnh đó, còn có công nghệ SOLED và PhOLED cũng áp dụng công nghệ này.

OLED là từ viết tắt của Organic light emitting diode

Cấu tạo của màn hình OLED 
Màn hình OLED được cấu tạo gồm những bộ phận cơ bản như:

Tấm nền (substrate): thường được làm từ chất liệu nhựa trong, thủy tinh… Nó có tác dụng chống đỡ cho OLED.
Anode (trong suốt): anode sẽ lấy đi các phân tử electron (tạo ra các lỗ trống mang điện dương) khi có dòng điện qua thiết bị.
Các lớp hữu cơ: đối với các lớp này sẽ được tạo thành từ những phân tử hữu cơ hay chất polymer.
Lớp dẫn (conductive layer): được làm từ những phân tử hữu cơ dẻo. Nó thực hiện nhiệm vụ truyền tải các lỗ trống từ anode. Trong đó, có một loại polymer dẫn được dùng trong các OLED. Lớp dẫn này gọi là polyaniline.
Lớp phát sáng (emissive layer): được chế xuất từ các phân tử hữu cơ dẻo nhưng không cùng loại với lớp dẫn. Chúng có nhiệm vụ truyền tải các phân tử electron từ cathode. Khi đó, một loại polymer được sử dụng trong lớp phát sáng. Lớp này gọi là polyfluorence.
Cathode (có thể được thiết kế dạng trong suốt hoặc không tùy thuộc vào OLED): cathode sẽ tạo ra các phân tử electron khi dòng điện chạy qua thiết bị.

Màn hình tivi được chế tạo từ công nghệ OLED

Ưu và nhược điểm của công nghệ màn hình OLED mang lại
Những lợi ích mà công nghệ OLED mang lại cho người tiêu dùng

– Khả năng tiêu thụ nguồn điện năng ít hơn

Để phát sáng đèn nền LED, màn hình OLED không cần phải sử dụng dòng điện hoặc mạch điện nên nó sẽ tiết kiệm ít điện năng hơn. Đồng thời, màn hình sẽ tạo ra màu đen, bằng cách đóng toàn bộ màn trập tại những điểm ảnh – ánh sáng nền nhưng về cơ bản nó bị chặn lại.  Thay vào đó, công nghệ OLED làm nhiệm vụ tắt hoàn toàn các điểm ảnh, để tạo ra màn hình màu đen, giúp thiết bị tiết kiệm điện trong quá trình này.

– Chất lượng hình ảnh sẽ tốt hơn

Công nghệ màn hình oled là gì? – Công nghệ OLED dùng các bộ lọc mang màu sắc riêng nên chúng sẽ tạo ra màu đen sâu, cùng với gam màu rộng hơn. Việc không dùng các loại đèn nền sẽ tạo ra độ tương phản cao hơn. Bên cạnh đó, màn hình OLED sẽ cung cấp góc nhìn rộng, tương đương gần 90 độ ở trên nhiều tấm nền. Song chúng không làm mất độ sắc nét và chất lượng hình ảnh so với các loại màn hình LED truyền thống.

– Điện thoại, tivi mỏng hơn và mang lại trải nghiệm hình ảnh tốt hơn

Cấu trúc của các thiết bị không cần đèn nền, nên màn hình công nghệ OLED sẽ giảm thiểu được nhiều chất liệu ở ngay trên tấm nền. Khi đó, nó làm cho màn hình của các thiết bị mỏng hơn. 

– Thiết bị nhẹ và bền hơn

Việc loại bỏ lớp màn trập và đèn nền ở màn hình trước đó đồng nghĩa nhà sản xuất sẽ thay thế một lớp kính nền mới dễ vỡ và nặng nề ở trên các màn hình OLED, bằng các tấm nền bằng chất liệu nhựa bền và nhẹ hơn. Những tấm film OLED có khả năng chịu được nhiệt độ cao trên phạm vi hoạt động rộng hơn so với những loại màn hình LED thông thường.

Màn hình điện thoại dùng công nghệ OLED nhẹ và bền hơn

Nhược điểm của màn hình OLED 

Bên cạnh những ưu điểm về lợi ích mà công nghệ màn hình oled mang lại thì chúng cũng có những điểm yếu điểm như:

– Giới hạn thời gian sử dụng

Tương tự như những màn hình khác, công nghệ OLED bị giới hạn độ bền. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, công nghệ này đã có sự bước tiến bộ vượt bậc về thời gian sử dụng thiết bị.

– Màn hình chưa thật tốt để sử dụng ở ngoài trời nắng

Dù đã cải thiện được tuổi thọ của các loại màn hình chế tác từ công nghệ OLED lên các thiết bị di động và TV, nhưng loại màn hình này vẫn chưa thật sự tốt để người sử dụng dùng ở ngoài trời nắng. 

Những thiết bị được trang bị màn hình OLED
Trong nhiều lĩnh vực, màn hình OLED được ứng dụng phổ biến. Nhất là mảng thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, tivi, máy ảnh kỹ thuật số…

Tivi màn hình Oled là gì? – Công ty Samsung Display thuộc tập đoàn Samsung chuyên sản xuất các loại màn hình OLED cho các thiết bị di động, tivi. Hãng này đã trang bị các loại màn hình cho tất cả các dòng sản phẩm hàng đầu của họ. 
Màn hình iphone X Oled là gì? – Mới đây Apple đã bước vào việc sản xuất smartphone công nghệ OLED với mẫu iPhone X. Sự cải tiến từ công nghệ này đã mang đến cho người dùng sự thuận tiện khi sử dụng thiết bị.
Ngoài ra, hiện này có nhiều hãng sản xuất khác cũng đang sử dụng OLED cho nhiều thiết bị của mình như Sony, LG, Motorola, Huawei, Lenovo, Microsoft, Xiaomi. 

Màn hình iPhone X được chế tạo từ công nghệ OLED

Do ưu điểm của công nghệ này là độ bền cao, siêu mỏng, độ sáng tốt và linh hoạt nên màn hình OLED được nhiều hãng sản xuất tin dùng. Dẫu vậy, giá thành của thiết bị công nghệ OLED sẽ cao hơn những công nghệ khác nên đây là rào cản lớn cho người tiêu dùng. 

Trong trường hợp, ngày càng nhiều hãng sử dụng công nghệ màn hình OLED thì giá thành có thể sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, công nghệ OLED cũng được thiết kế đơn giản hơn và các chuyên gia tin rằng trong tương lai, quy trình phun mực đơn giản hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất.

Màn hình OLED được sử dụng trong tương lai như thế nào?
Trong tương lai, màn hình OLED được sử dụng rất linh hoạt và uốn dẻo như:

Màn hình OLED dạng cong và được đặt trên các bề mặt không bằng phẳng.
Công nghệ OLED có thể đeo được.
OLED có thể gập lại được, với mục đích tạo ra các thiết bị điện tử công nghệ mới.
Công nghệ OLED dạng trong suốt, chúng có thể được nhúng trong kính chắn gió hoặc cửa sổ xe hơi.

Do đó, màn hình p Oled là gì? – Công nghệ OLED được dùng để chế tạo ra các loại màn hình hiển thị uốn dẻo và linh hoạt. Chính điều này đã mở ra một thế giới đầy tiềm năng cho ngành chế tạo màn hình các thiết bị.

Công nghệ OLED được dùng cho ô tô

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho bạn công nghệ màn hình Oled là gì? Trong tương lai, màn hình này sẽ được áp dụng để chế tạo ra những thiết bị hiện đại mà chúng ta chưa thể hình dung hết được. Qua đó, trong đời sống của chúng ta sẽ có nhiều điều thú vị từ loại màn hình công nghệ này và những thiết bị khác nữa.

 

Back to top button