Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Lắp đặt PLC, chạy thử chương trình, hiệu chỉnh và lập tài liệu cho hệ thống kiến thức mới năm 2023

Lắp đặt PLC, chạy thử chương trình, hiệu chỉnh và lập tài liệu cho hệ thống – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Với sự phát triển của khoa học, kỹ thật, công nghệ hiện nay. Việc sử dụng PLC để điều khiển máy móc, thiết bị tự động hóa trong công nghiệp, cũng như đời sống là rất phổ biến. Bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn những lưu ý khi lắp đặt PLC, hiệu chỉnh chương trình và lập tài liệu cho hệ thống điều khiển tự động sử dụng PLC .

plc

PLC là gì?

– PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller  (bộ đều khiển logic khả trình) cho phép người sử dụng có thể lập trình các sự kiện linh hoạt, thông qua các thuật toán logic bằng các ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi các tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC, PLC sẽ xuất ngõ ra tác động điều khiển các thiết bị. PLC ra đời để thay thế những hệ thống điều khiển cũ sử dụng nhiều rơle, tiếp điểm, nút nhấn để thực hiện nhiệm vụ, trong khi đó PLC sử dụng các tiếp điểm ảo giúp người thiết kế có thể dễ dàng thay đổi, lập trình và hiểu chỉnh chương trình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau trong thực tế.

Các bài liên quan:

Lập trình PLC Mitsubishi, các thiết bị và lệnh cơ bản để viết chương trình

PLC Fx của Mitsubishi những kiến thức cơ bản về PLC họ FX FAMILY

Ngõ ra PLC, chọn ngõ ra rơ le hay ngõ ra transistor là phù hợp bài toán

Lắp đặt PLC vào tủ điều khiển:

Việc lắp đặt phần cứng, bố trí tủ điện, các thanh gắn trên PLC phải được bố trí khoa học, dây nối gọn gàng. Tủ lắp đặt PLC và các khe cắm phụ phải được đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về môi trường, vấn đề bảo mật, an toàn và bảo vệ như sau:

  • Bảo mật: Tủ đặt nơi chắc chắn, ổn định và cửa có khóa.
  • An toàn: Trang bị mạch tự động ngắt hoặc báo động khi cửa tủ bị mở.
  • Bảo vệ: Tránh độ ẩm hay môi trường ăn mòn do không khí bằng cách làm kín trên khung nắp. Phải nối đất cho tủ điện để ngăn tĩnh điện làm nhiễu tín hiệu điều khiển.
  • Với mục đích bảo trì, các khe cắm được bố trí dễ dàng thực hiện kiểm tra, thay thế các modul. Các đèn  chỉ thị on/off hay đèn chỉ thị trạng thái hoạt động nên gắn trên cửa tủ. 

 

Chạy thử chương trình lập trình điều khiển trên PLC

Lắp đặt PLC

Trước khi chạy thử chương trình chúng ta phải mô phỏng bằng phần mềm mô phỏng giả lập chương trình cho từng loại PLC.

Khi hoàn tất việc lắp đặt PLC vào hệ thống, bước kế tiếp là thử hệ thống. Việc chạy thử chương trình gồm 02 giai đoạn cơ bản sau:

Việc kết nối hệ thống phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo các ngõ vào/ra  được nối đúng đến các ngõ vào/ra trên PLC. Trước khi phần cứng được kiểm tra, phải kiểm tra lại toàn bộ nguồn cấp điện chính và việc nối đất.

Hiệu chỉnh chương trình điều khiển PLC

Một trong những ưu điểm lớn của PLC là dễ dàng thay đổi chương trình. Ở giai đoạn thiết kế và hoàn tất dự án, ưu điểm này cho phép thay đổi và thử đi, thử lại nhiều lần chương trình đến khi thỏa mãn thiết kế.

Lưu chương trình dự phòng: Khi hoàn tất giai đoạn thử và hiệu chỉnh chương trình, các bản sao dự phòng với các giai đoạn tương ứng phải được lưu trữ kèm theo các mô tả về chúng. Ngay cả khi chương trình được viết xong nên lưu lại một bản dự phòng để nạp lại chương trình khi bộ nhớ PLC bị hỏng.

Lập tài liệu cho hệ thống điều khiển tự động sử dụng PLC:

Tập tài liệu đầy đủ cho việc lắp đặt PLC nên bao gồm các phần sau:

  • Các đặc tả về kế hoạch hay tiến trình thực hiện lắp đặt PLC.
  • Các đặc tả và đặc điểm yêu cầu điều khiển.
  • Các đặc tả về PLC gồm cả sổ tay về thiết bị cần điều khiển.
  • Các đặc tả về chức năng của chương trình điều khiển, gồm lưu đồ hay sơ đồ chức năng, bộ nhớ và sự cấp phát bộ nhớ.
  • Toàn bộ chương trình cùng với các chú thích và giải thích.
  • Tập chương trình dự phòng.
  • Sơ đồ lắp đặt điện và mô tả.
  • Danh sách các thiết bị xuất nhập dữ liệu gồm cả màn hình hiển thị, máy in…
  • Sổ tay sử dụng ghi chi tiết trình tự khởi động hệ thống, dừng hệ thống và các báo động của hệ thống.

via GIPHY

Trên đây là những lưu ý khi lắp đặt, hiệu chỉnh chương trình điều khiển và lập tài liệu cho hệ thống điều khiển PLC do bản thân tổng hợp nên không tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được phản hồi của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn trân trọng./. 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button