Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Kiểm soát tuổi thọ UPC với cách xem nhiệt độ CPU cực đơn giản

Bất kỳ các thiết bị điện tử nào liên tục thì các linh kiện điện tử cũng đều sản sinh ra một lượng nhiệt nhất định và CPU cũng vậy. Nếu người dùng sử dụng PC trong một khoảng thời gian dài thì nhiệt độ CPU sẽ không ngừng tăng lên và dẫn đến một số các tình trạng như: máy chậm, lỗi, tự khởi động lại,… Thậm chí nhiệt độ cao có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho tuổi thọ CPU. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xem nhiệt độ CPU để bảo vệ máy. 

Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU win 10

Nội dung chính

1 Tại sao phải kiểm tra nhiệt độ của CPU?2 Cách xem nhiệt độ CPU không cần phần mềm3 Đo nhiệt độ CPU bằng phần mềm HWMonitor
Tại sao phải kiểm tra nhiệt độ của CPU?
Khi máy tính hoạt động, xử lý thông tin thì CPU sẽ chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và nhiệt độ này cần được giải phóng để tránh tình trạng nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao có thể làm hỏng các vi mạch bên trong CPU và làm cho hỏng linh kiện quan trọng này. 

Mỗi CPU sẽ có khả năng chịu mức nhiệt tối đa khác nhau và được các nhà sản xuất ghi trên lưng CPU dưới dạng mã hoặc liệt kê trong danh sách thông số của CPU trên trang Web. Khả năng chịu mức nhiệt độ tối đa là nhiệt độ mà CPU vẫn có thể hoạt động tốt mà không bị cháy. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất thì chúng ta không nên giữ cho nhiệt độ của CPU thấp hơn mức này. Để giảm nhiệt độ cho CPU thì chúng ta thường sử dụng các thiết bị như: quạt CPU, bộ tản nhiệt bằng chất lỏng kết hợp với keo. 

Kiểm tra CPU với phần mềm đo nhiệt độ CPU Speedfan

Nguyên nhân làm cho CPU tăng nhiệt độ thường là do trong quá trình hoạt động các bộ phận làm mát gặp vấn đề ép xung, tản nhiệt hỏng, keo tản nhiệt bị khô, bụi bám quá nhiều vào tản nhiệt. Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng như cách bố trí nội thất thùng máy và chất lượng CPU cũng có thể là lý do khiến cho CPU bị tăng nhiệt độ.

Nhiệt độ từ môi trường xung quanh có thể làm ảnh hưởng từ 5-10 độ C lên CPU. Nhiệt độ của môi trường cứ tăng giảm 1 độ C thì CPU cũng sẽ tăng/giảm 1-1,5 độ C.

Một thùng máy rộng rãi với hệ thống thông gió tốt có thể giúp cho nhiệt độ của CPU giảm đáng kể từ 8-10 độ. Chính vì vậy bạn nên bó gọn hệ thống cáp, dây điện, tháo bỏ tấm che, vệ sinh bụi bám để quá trình tản nhiệt hiệu quả hơn.

Ngoài ra quá trình sản xuất phức tạp cũng tạo ra các loại CPU có chất lượng khác nhau. Một CPU chất lượng thì sẽ chạy mát hơn so với các sản phẩm CPU khác.

Hậu quả khôn lường khi CPU quá nhiệt

Những hậu quả do quá tải nhiệt độ CPU gây ra:

Khi CPU bị quá nhiệt (vượt ngưỡng Max Temperature) thì sẽ làm cho tuổi thọ của linh kiện bị giảm, máy tính bị chậm hay treo đột ngột, tự ngắt và khởi động lại, nghiêm trọng hơn có thể làm cháy CPU.
Nhiều trường hợp quá nhiệt còn dẫn tới tình trạng lỗi màn hình xanh. Nếu máy của bạn đang hoạt động tốt mà bỗng nhiên gặp các sự cố trên thì hãy nghĩ tới nguyên nhân là do quá nhiệt CPU.

Để hạn chế tình trạng quá nhiệt và gây ra những hậu quả không mong muốn thì bạn hãy thường xuyên kiểm tra nhiệt độ CPU theo các cách dưới đây.

Cách xem nhiệt độ CPU không cần phần mềm

Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU trên win 10

Cách xem nhiệt độ cpu như thế nào? Để thực hiện kiểm tra nhiệt độ CPU không cần phần mềm thông qua BIOS thì bạn cần đăng nhập và hệ thống của BIOS/setup trên thiết bị của bạn bằng các bước sau:

Bước 1: Sau khi nhấn nút nguồn bạn hãy nhấn phím Del hoặc F1, F2 trên bàn phím để truy cập vào BIOS, tuỳ vào loại bo mạch chủ. Nếu như máy khởi động quá nhanh và bạn không kịp nhìn thấy hướng dẫn để truy cập BIOS thì hãy nhấn Pause Break ở dưới màn hình để tạm dừng.

Bước 2: Sau khi truy cập vào được BIOS thì bạn hãy di chuyển vào mục Power hoặc PC health.

Kiểm tra nhiệt độ CPU GPU  với BIOS

Bước 3: Tại đây bạn sẽ  thấy CPU TEMP (nhiệt độ CPU) , SYSTEM TEMP( nhiệt độ hệ thống).

Tuy nhiên cách này không thực sự hiệu quả bởi vì trong BIOS thì CPU gần như không hoạt động gì nên rất khó để biết chính xác. 

Xem thêm cách mở loa máy tính bị khóa

Đo nhiệt độ CPU bằng phần mềm HWMonitor
Bước 1: Trước tiên để có thể thực hiện được thì bạn cần tải phần mềm HWMonitor về máy tính và cài đặt nó bằng cách chọn “Install”.

Cách xem nhiệt độ cpu win 10 với phần mềm HWMonitor

Bước 2: Tiếp theo bạn hãy khởi chạy chương trình HWMonitor, sau đó giao diện chương trình sẽ hiện ra theo như hình dưới đây và danh mục sẽ lần lượt là:

CPU của máy tính

Ổ SSD
Ổ HDD

( nếu máy tính có 2 ổ cứng thì sẽ có mục 2 và 3 còn nếu chỉ có 1 ổ cứng thì chỉ có dòng 1 và 2).

Bước 3: Để kiểm tra nhiệt độ CPU thì bạn hãy nhấp vào dấu + phía trước tên CPU và tìm phần “Temperatures” với 2 mục là Core#0 và Core#1. Như hình ảnh kiểm tra được dưới đây thì nhiệt độ hiện tại của CPU là khoảng dưới 50 độ.

Kiểm tra nhiệt độ CPU online thật đơn giản

Bước 4: Để kiểm tra nhiệt độ của ổ cứng bạn ấn vào dấu + trước tên ổ cứng muốn kiểm tra nhiệt độ và tìm mục Temperatures như hình dưới đây. Ở trong hình thì nhiệt độ của ổ  SSD là 30 độ và HDD là 33 độ. Như vậy là đã thực hiện xong cách kiểm tra nhiệt độ CPU rồi đó.

Ngoài phần mềm HWMonitor thì bạn còn có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra nhiệt độ cpu và gpu khác như: phần mềm Speccy, Real Temp, Speedfan, Core Temp,…

Cách xem nhiệt độ cpu bằng CPU-Z

Lưu ý: Như đã trình bày ở trên là nếu bạn để nhiệt độ của CPU quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của máy tính, chính vì vậy bạn cần để ý đến nhiệt độ lý tưởng của CPU. 

Với CPU thì nhiệt độ lý tưởng  và phù hợp nhất nằm trong khoảng 50 độ. Trường hợp CPU nằm ở mức dưới 70 độ thì tạm ổn. Tuy nhiên khi bạn kiểm tra nhiệt độ CPU trên 70 độ thì cần sử dụng ngay các biện pháp làm mát, tản nhiệt cho ổ cứng. 

Xem thêm hàm vlookup 2 điều kiện

Bài viết trên đây vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin liên quan đến CPU và cách xem nhiệt độ CPU để đảm bảo rằng thiết bị luôn trong trạng thái ổn và không quá nhiệt. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bảo vệ thiết bị máy tính, laptop hơn. 

Back to top button