Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Khoan giếng bao nhiêu mét thì có nước ngọt? kiến thức mới năm 2023

Khoan giếng bao nhiêu mét thì có nước ngọt? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Giếng khoan là nơi khai thác nước sạch từ mạch nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Nước giếng khoan thường trong bởi được hút trực tiếp từ dưới lòng đất và không chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài môi trường. Thế nhưng, khoan giếng bao nhiêu mét thì có nước lại không phải là điều mà ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

Vì sao cần khoan giếng?

Nước sạch cần có đầy đủ các tiêu chuẩn hoá học và tỷ lệ chất hữu cơ vừa đủ. Các thành phần trong nước bao gồm: NO3, NO2, sắt, asen, kim loại nặng, các thành phần này phải đảm bảo tiêu chuẩn thì mới được coi là nước sạch. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn nước máy cũng đảm bảo được yêu cầu này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: nước đầu nguồn không tốt, nước không sạch,… Do vậy, nước giếng khoan vẫn khá gần gũi với nông thôn. 

Giếng khoan khá gần gũi với các gia đình nông thôn 

Khoan giếng bao nhiêu mét thì có nước ngọt?

Độ sâu của giếng khoan là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng nước giếng. Khi khoan giếng bạn nên đào sâu khoảng 30 – 150 – 200m để tiếp xúc được với mạch nước ngầm trong lòng đất. Việc khoan giếng nếu xảy ra tập trung, mật độ dày đặc sẽ làm cho nền đất bị biến đối, dễ sập, nứt và lún. 

Do vậy, nếu bạn sống ở nơi đông dân cư thì nên cân nhắc tới việc khoan giếng. Chỉ nên làm giếng khoan trong trường hợp thực sự cần thiết. 

Theo như nghiên cứu, ở nước ta, nguồn nước có thể tìm thấy ở độ sâu 50 – 100m. Tuy nhiên, ở độ sâu này, nước có chứa asen, nhất là ở độ sâu 30 – 150m, hàm lượng asen có thể đạt đến 3,2mg/l. Khoan càng sâu thì hàm lượng asen sẽ càng thấp đi. Ở độ sâu 150 – 200m, hàm lượng asen sẽ chỉ còn là 0,005mg/l. Độ sâu an toàn khi khoan giếng phụ thuộc vào từng vùng, từng địa hình.

Khoan giếng bao nhiêu mét thì có nước ngọt

Khoan giếng ở độ sâu thích hợp để đảm bảo nguồn nước sạch 

Tìm hiểu thêm: Cách xác định vị trí khoan giếng có nước chính xác nhất

Hướng dẫn khoan giếng để có nước sạch

Lựa chọn vị trí khoan giếng

Khoan giếng gia đình nên được đặt ở những nơi cách xa nơi nhiễm bẩn như chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, nhà máy sản xuất,… Ở vùng nông thôn thì cần đặc biệt khoan giếng cách xa nơi có đường dẫn nước thải. 

Xây giếng

Trước tiên, cần đúc những ống cống hình trụ, có đường kính khoảng 1m, chiều cao khoảng 1m. Nếu kích thước đường kính lớn hơn thì nên giảm chiều cao để đảm bảo thuận tiện trong quá trình sử dụng. Khuôn giếng phải có cốt thép, được đổ bê tông và được đặt vào vị trí đã được đào sẵn. 

Vị trí tiếp giáp giữa các ống cống phải được đổ xi măng kỹ càng. Ở những khu vực có nhiều mạch ngang, thì nên đào hố rộng hơn và bao cát xung quanh ống cống thật chắc chắn. Nhờ đó, đường ống vừa được bảo vệ mà lại ngăn cản không cho mạch nước ngang ngấm vào trong giếng. Nước giếng sẽ được đảm bảo về độ trong và độ sạch. 

Chọn độ sâu

Đất ở vùng đồng bằng chủ yếu là lâu ngày bồi đắp thành. Nên phía phía dưới các lớp đất đá khoảng 4 mét trở lên sẽ chủ yếu là cát vàng và mạch. Nếu khoan giếng ở độ sâu này thì nước sẽ ít trong, ít chất hữu cơ và dễ bị nhiễm sắt. Nếu bỏ qua mạch nước này mà đào sâu hơn thì có thể gặp mạch nước chứa nhiều sắt hơn. Do vậy, ở mỗi địa hình khác nhau, cần phải khảo sát trước và đào ở độ sâu thích hợp để có nguồn nước sạch và an toàn. 

Làm nền giếng 

Giếng cần làm nền khoảng 2,5 – 3m kể từ tâm giếng và phải được nện kỹ bằng cát sỏi và láng xi măng bên trên thật chắc chắn. Nền giếng nên đặt cao hơn sân và vườn khoảng 30cm, phía ngoài nên có gờ chắn nước xung quanh. 

Hướng dẫn khoan giếng để có nước sạch

Làm nền giếng chắc chắn

Làm thành giếng

Thành giếng nên cao khoảng 0,8 – 1 là tốt nhất để tránh cho trẻ nhỏ không bị rơi trong lúc chơi đùa. Không chỉ vậy, khi có mưa lụt thì nước bẩn cũng sẽ không tràn vào giếng. Vì miệng giếng thường có đường kính khá rộng, nên cần có mái che để tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào giếng. 

Vệ sinh xung quanh giếng

Xung quanh giếng chỉ nên xây dựng nhà tắm, bể rửa và phải làm đường dẫn nước thải ra xa để đảm bảo vệ sinh cho nguồn nước.

Trên đây là những chia sẻ về việc khoan giếng bao nhiêu thì có nước ngọt mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin chia sẻ của khoan giếng thu tiệp trong bài viết hữu ích đối với bạn. 



Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button