Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng Dẫn Cách Trình Bày Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chi Tiết Từ A – Z kiến thức mới năm 2023

Hướng Dẫn Cách Trình Bày Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chi Tiết Từ A – Z – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp cần phải có những quy định và yêu cầu nhất định mà bạn đọc phải tuân thủ. Hãy theo dõi những nội dung dưới đây để trang bị cho mình toàn bộ những kiến thức về cách trình bày báo cáo tốt nghiệp để đạt kết quả báo cáo tốt nhất nhé!

Xem thêm: Nhà cái uy tín nhất châu Á VN88

Cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp từ A – Z

1. Hình thức trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp

Một bài báo cáo thực tập ấn tượng và đạt kết quả tốt thì không chỉ có nội dung hay độc đáo mà còn cần phải có một hình thức đẹp, rõ ràng và bắt mắt giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin mà người viết muốn truyền tải. 

Dưới đây là 7 điểm cần lưu ý để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được đánh giá là tốt và hiệu quả.

Hình thức trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình thức trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1. Định dạng chữ

Bài báo cáo thực tập là một dạng bài viết trang trọng chứ không phải là một bài viết đơn thuần. Do đó, bạn phải đảm bảo sự đồng nhất và chính xác về font chữ và kích thước của chữ.

Thông thường, kích thước của chữ là 13, font chữ là Unicode Times New Roman và không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp

1.2. Định dạng căn lề

Thông thường, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được căn lề trên 2,5 cm; căn lề dưới 2,5 cm; căn lề trái 3cm và căn lề phải 1,5 cm.

Lưu ý: Bạn cần phải căn lề trên, dưới, trái, phải để đảm bảo không bị quá tải cho mắt người đọc. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo không bị ngắt nội dung và không để thừa quá nhiều khoảng trống trong bài.

1.3. Định dạng tiêu đề

Tiêu đề đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung vì đây là một phần được coi như tóm tắt lại toàn bộ phần nội dung bên dưới. 

Khi trình bày tiêu đề thì bạn cần phải để ý 3 điểm chính:

– Không sử dụng thanh tiêu đề (Header and footer) trong viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.

– Tiêu đề thường được để kích thước to hơn hoặc được bôi đậm.

– Tiêu đề nên được đánh số lần lượt từ trên xuống dưới để người đọc báo cáo dễ dàng nắm bắt nội dung.

1.4. Trình bày trang bìa báo cáo

Thông thường một báo cáo thực tập cần có 2 bìa: bìa ngoài và bìa trong. Hai trang này được trình bày khá giống nhau nên bạn không cần quá lo lắng.

Lưu ý: Mỗi trường lại có những yêu cầu cụ thể về cách trình bày bìa trong báo cáo thực tập. Nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy mẫu và các nội dung cần phải trình bày trong trang bìa có trong các văn bản hướng dẫn thực hiện báo cáo thực tập của trường mình.

1.5. Trích dẫn, tài liệu tham khảo

Số thứ tự tài liệu đặt trong cặp dấu ngoặc vuông, ví dụ [1], [2]… 

Các tài liệu và trích dẫn được sắp xếp theo mức độ tham khảo, tài liệu nào được tham khảo nhiều hơn sẽ được liệt kê trước. Trong báo cáo nếu có trích dẫn tài liệu tham khảo thì số thứ tự của tài liệu tham khảo cần phải để ngay sau câu trích dẫn.

Tên tác giả hoặc các tác giả, thường được in đậm.

Tên tài liệu thường được in nghiêng.

1.6. Số trang quy định

Số trang của một bài báo cáo thường có tối thiểu 20 trang và nhiều nhất là 70 trang không kể phần phụ lục.

Lưu ý: Đối với số trang cũng có quy định nhất định, bạn không thể vì có quá nhiều thông tin muốn đưa ra mà khiến bài viết dài dòng lan man. Việc viết quá dài cũng không tốt bằng việc bài viết của bạn có một nội dung chất lượng.

1.7. Mục lục

Mục lục cũng là một phần quan trọng trong bài báo cáo ghi lại toàn bộ các phần chính trong bài giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được vị trí của các phần được trình bày. 

Lưu ý: Phần phụ lục thường không được đánh dấu trang.

Chúng tôi luôn hướng đến việc hỗ trợ tốt đa cho các bạn học sinh, sinh viên hoàn thành được bài tập đúng nội dung, đúng thời gian và đạt được kết quả tốt nhất. Best4Team là một đội ngũ uy tín nhận làm thuê báo cáo thực tập để hỗ trợ các bạn khi chưa nắm rõ hết cách làm, cách trình bày và nội dung để bạn có được một bài báo cáo hoàn chỉnh nhất.

2. Quy định thứ tự sắp xếp trong bài báo cáo thực tập

Trong bài báo cáo thực tập thì thứ tự cũng được sắp xếp một cách cụ thể. Dưới đây là một thứ tự sắp xếp cụ thể thường được trình bày trong các bài báo cáo thực tập.

Quy định sắp xếp thứ tự trong trình bày báo cáo thực tập
Quy định sắp xếp thứ tự trong trình bày báo cáo thực tập

2.1. Trang bìa

Trong trang bìa bạn nên trình bày đẹp một chút, trang trí bằng một vài hình ảnh như logo của trường học hay cơ sở bạn thực tập. Tuy nhiên, cũng không nên quá nhiều và đảm bảo tính sạch sẽ, rõ ràng vì đây là một dạng tài liệu chuyên môn.

2.2. Trang Lời cảm ơn

Lời cảm ơn thì cần chú ý việc xưng hô với người hướng dẫn. Cần có chủ ngữ và vị ngữ đầy đủ để thể hiện sự trang trọng và sự tôn trọng với những người được cảm ơn.

2.3. Trang Nhận xét của đơn vị thực tập

Trong trang nhận xét của đơn vị thực tập bạn cần có lời nhận xét cũng như xin chữ của người phụ trách hướng dẫn và dấu đỏ của công ty thực tập.

2.4. Trang Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Thường thì phần này thường sẽ bao gồm nhận xét của giảng viên hướng dẫn về quá trình thực tập của bạn. Bạn có thể tham khảo cụ thể để nắm bắt chính xác hơn yêu cầu của trường mình về văn bản này. 

Lời nhận xét của giảng viên hướng dẫn thường không được đánh số trang, có thể trình bày ở đầu hoặc ở cuối các bài báo cáo thực tập tùy theo từng trường. 

2.5. Trang Mục lục

Mục lục là phần không thể thiếu mà tất cả các văn bản chuyên ngành và đặc biệt là báo cáo thực tập. Mục lục được dùng để đánh dấu, ghi lại tất cả các phần nội dung trong bài nhằm giúp cho người đọc dễ dàng tìm kiếm nội dung khi cần thiết.

Phần này thường sẽ không đánh số trang. 

2.6. Trang Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Bạn nên lặp thành một ghi lại toàn bộ các ký hiệu và chữ viết tắt. Một bảng được chia các cột, các dòng rõ ràng sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hơn.

2.7. Trang Danh sách các bảng sử dụng

Phần này bạn cần nêu đầy đủ các danh sách các bảng đã sử dụng. Lưu ý: phần này cũng sẽ không được đánh số trang.

2.8. Trang Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh

Trong các quy tắc trình bày báo cáo thực tập chuẩn thì bạn cần bổ sung trong báo cáo tất cả danh mục các biểu đồ, sơ đồ hình, hình ảnh… mà mình đã sử dụng.

Nên đánh số cụ thể cho biểu đồ, đồ thị, sơ đồ và hình ảnh trong bài cụ thể để danh mục được rõ ràng.

Trang này sẽ không được đánh số trang.

2.9.  Mở đầu

Phần mở đầu của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp thường sẽ không được đánh số trang. 

Bạn cần viết ngắn gọn, rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo dễ hiểu, đủ các nội dung cần thiết và thu hút được người đọc đọc sâu hơn bài báo cáo thực tập của mình. 

2.10. Phần nội dung

Phần này sẽ được chia làm các chương lớn, mỗi chương sẽ trình bày một nội dung khác nhau. Tất cả nội dung từ các phần sẽ đảm bảo trình bày đủ các ý trong báo cáo thực tập.

2.11. Kết luận

Cuối cùng, trong mọi hướng dẫn làm bài báo cáo thực tập đều đề cập đến phần kết luận tuy nhiên các nội dung cần có cũng như cách viết phần này vẫn còn chưa được hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể. 

Phần kết luận được sử dụng để tổng kết tất cả các luận điểm chính trong bài cũng như trình bày cho người đọc thấy được ý nghĩa của báo cáo thực tập. 

2.12. Phụ lục

Bạn cần bổ sung phần phụ lục trong báo cáo thực tập của mình. Trong cách trình bày bài báo cáo thực tập chuẩn luôn bao gồm các hướng dẫn cụ thể về cách viết phụ lục hay các “Tài liệu tham khảo”.

Phần phụ lục này cũng có thể là phần ghi lại những ký hiệu viết tắt mà bạn đã sử dụng trong bài đề người đọc nắm bắt được hết các từ chưa hiểu rõ.

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ cho bạn về cách trình bày một bài báo cáo tốt nghiệp sao cho chuyên nghiệp và đúng nhất theo quy định cụ thể. Để hiểu hơn bạn có thể đọc thêm về cách làm báo cáo tốt nghiệp  để hoàn thiện bài báo cáo của mình về cả mặt nội dung lẫn hình thức.

3. Cấu trúc nội dung bài báo cáo

Cấu trúc nội dung một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp thường được chia thành nhiều chương lớn. Hãy theo dõi nội dung của từng chương để nắm bắt tất cả các nội dung bạn cần trình bày ngay nhé!

Cấu trúc nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cấu trúc nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

Trong phần này của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, bạn nên trình bày chính xác dựa trên thực tế và cô đọng toàn bộ nội dung trong khoảng 2 trang giấy, không đi quá sâu để tránh dài dòng, lan man và tập trung nhiều hơn vào phần nội dung chính. 

5 thông tin cần trình bày trong phần tổng quan về cơ sở thực tập:

– Tên, địa chỉ của công ty/ doanh nghiệp.

– Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

– Cơ cấu tổ chức: nên vẽ một sơ đồ để người đọc dễ dàng theo dõi.

– Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi công việc mà doanh nghiệp bạn đang thực hiện.

– Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp bạn thực tập.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trong chương 2 của mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp thì bạn nêu tóm tắt những kiến thức hay lý thuyết đã được học nhằm áp dụng giải quyết các vấn đề bạn nhận thấy trong quá trình thực tập và được nêu trong báo cáo.

Hãy trình bày thật ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ các nội dung và mang tính khoa học nhất định.

Bạn có thể tham khảo phần lý thuyết trong một số báo cáo thực tập khác để có thể hoàn thiện khung cơ sở lý thuyết bài báo cáo thực tập của mình. Khi tham khảo cũng cần tìm hiểu và đảm bảo nội dung được trình bày là uy tín và chính xác.

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Chương 3 là chương có nội dung quan trọng nhất cùng với chương 4, chiếm phần lớn trong điểm số của bài báo cáo thực tập bạn làm. Tại đây, bạn sẽ trình bày được một cách cụ thể và thực tế những gì mình đã được thực hiện trong quá trình thực tập. 

Vậy nên hãy trình bày cụ thể và phân tích thật chi tiết 6 nội dung sau:

– Mô tả công việc được giao: bạn thực hiện những công việc gì

– Phương thức làm việc: bạn nhận việc từ ai và báo cáo công việc với ai

– Quy trình thực hiện: Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực tập

– Kết quả đạt được: kết quả cuối cùng bạn nhận được là gì

– Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu thực tế tại doanh nghiệp

– Phân tích và xử lý số liệu: để người đọc nắm được dễ dàng

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Sau bao thời gian thực tập, học hỏi và nghiên cứu thì đây chính là phần tổng hợp kết quả bạn nhận được trong toàn bộ quá trình thực tập. Giáo viên chấm sẽ dựa vào phần này để đánh giá thời gian thực tập của bạn có hiệu quả và những thành tựu bạn đạt được đã phù hợp với yêu cầu chưa nên hãy chăm chút và viết kỹ hơn một chút chương này nhé. 

3 nội dung cần trình bày trong chương kết quả bao gồm:

– Chỉ ra những điểm phù hợp và đã áp dụng được giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.

– Chỉ ra những điểm chưa thật sự phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.

– Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo để ngày một tốt hơn.

Phần kết luận và kiến nghị

Đây là phần cuối cùng của bài báo cáo nhưng thường sẽ không được đánh số chương và được tách riêng ra. Với độ dài thông thường khoảng 2 trang được trình bày chủ yếu với 2 nội dung lớn dưới đây bao gồm:

Kết luận:

– Tóm tắt toàn bộ những nội dung bạn đã thực hiện được trong suốt quá trình thực tập.

– Bạn cũng nên nêu tóm tắt những điểm mạnh và điểm yếu khi thực tập tại công ty.

Kiến nghị: 

– Cơ quan thực tập: Sinh viên cần phải kiến nghị với cơ quan thực tập về chủ đề thực tập

– Trong phần này, bạn cũng có thể nêu ra những ý kiến bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp

– Bạn đã học hỏi được gì sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở/ công ty/ doanh nghiệp?

Nguyện vọng, mong muốn của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở/ công ty/ doanh nghiệp là gì?

Bài viết đã nêu toàn bộ những nội dung về mặt hình thức về cách trình bày báo cáo thực tập để bạn theo dõi và nhằm giúp bạn đọc đạt kết quả tốt nhất trong bài báo cáo của mình. Hãy tiếp tục theo dõi và tham khảo các nội dung mà chúng tôi cung cấp nhé!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button