Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn cách chọn mua máy nước nóng

Máy nước nóng ngày nay đã trở thành thiết bị khá tiện lợi trong mỗi gia đình chúng ta. Với ưu điểm dễ dàng lắp đặt, đưa vào sử dụng nhanh chóng, các thiết bị máy nước nóng hiện nay khá phổ biến và đa dạng trên thị trường. Trao đổi với các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa máy nước nóng thì chúng ta được biết: Với công suất tiêu thụ từ 1500 – 5000 W, các loại bình (máy) nước nóng chiếm tới 18% điện năng tiêu thụ trong gia đình. Do đó, dựa theo từng nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình khác nhau, chúng ta cần phải lên kế hoạch lựa chọn và lắp đặt máy nước nóng hợp lý.

Xem thêm: So sánh máy nước nóng trực tiếp và gián tiếp

Lựa chọn mua máy nước nóng

Dưới đây là một số thông số của các loại máy nước nóng thông dụng nhất hiện nay

Loại bình
Đặc điểm chung

Bình nước nóng tức thời (trực tiếp)
– Sử dụng sợi đốt điện công suất từ 3,0 – 5,0 kW, dung tích bình đun chỉ khoảng 1 lít, không trữ được nước nóng, cấp nước nóng tức thời khi mở vòi.- Kích thước nhỏ, dễ lắp đặt, phù hợp với không gian chật hẹp.

Bình nước nóng

(gián tiếp)
– Sử dụng sợi đốt có công suất từ 1,5 – 2,5 kW, dung tích bình từ 15 đến 30 lít, có thể trữ nước nóng sau 1 ngày, thời gian đun nóng nước từ 5 – 10 phút.- Kích thước lớn, cần phải lắp chắc chắn do khá nặng, sử dụng an toàn.

Bình nước nóng sử dụng bơm nhiệt

(gián tiếp)
– Sử dụng công nghệ bơm nhiệt, từ 1,5 – 3,0 kW, dung tích bình chứa thường lớn hơn 100 lít, phù hợp với gia đình đông người. Giá cao.- Kích thước lớn, hiệu suất cao hơn bình sợi đốt và rất an toàn.

Bình nước nóng tức thời sử dụng gas
– Sử dụng gas, dung tích bình đun cỡ 1 lít nên không trữ được nước nóng, cấp nước nóng tức thời khi mở vòi. Chi phí sử dụng thấp hơn bình điện.- Lắp đặt phức tạp do phải có ống cấp gas và thoát khí thải, dễ mất an toàn.

Hệ thống cấp nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
– Phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ nước không cao bằng bình điện hoặc gas, làm nóng chậm (từ 2 đến 6 giờ tùy điều kiện thời tiết).- Tốn diện tích, chỉ phù hợp với các gia đình có không gian như mái nhà, sân thượng. Hầu như không tốn chi phí sử dụng và không có rủi ro về an toàn.

Mua sản phẩm từ các nhà sản xuất có uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Chọn mua loại bình và dung tích bình phù hợp với tập quán và nhu cầu sử dụng.

Lắp đặt bình nước nóng

Thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt lưu ý các chỉ dẫn an toàn.

Bình nước nóng đốt bằng gas nên lắp tại các vị trí bên ngoài nhà như ban công hoặc sân. Nếu lắp trong nhà cần đảm bảo có đường thoát khí thải.

Lắp công-tắc riêng cho các bình nước nóng. Nếu lắp bình tại các vị trí kín (treo trên trần giả, nhà kho, ban công…) thì nên dùng loại công tắc có đèn báo chế độ tắt-bật.

Bảo ôn các đường ống nước nóng.

Nếu sử dụng kết hợp bình nước nóng với hệ thống cấp nước nóng năng lượng mặt trời thì nên thiết kế lại hệ thống cấp nước nóng trong đó hệ thống năng lượng mặt trời đóng vai trò là nguồn cấp nước cho các bình nước nóng trong gia đình.

Sử dụng và bảo dưỡng bình nước nóng

Nên cài đặt nhiệt độ trong khoảng 36oC – 40oC.

Chỉ bật bình nước nóng (gián tiếp) trước khi tắm từ 5 đến 10 phút và nên tắt bình trước khi tắm.

Mở vòi vừa đủ khi dùng bình nước nóng tức thời, tránh lưu lượng sử dụng quá cao.

Nếu nguồn nước cấp đủ áp lực thì không cần dùng bơm tăng áp.

Hợp lý hóa việc sử dụng để tiết kiệm nước nóng.

Nên kiểm tra que khử cặn trong bình nước nóng (gián tiếp) định kỳ 6 tháng/lần, súc và xả cặn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nên thay bình mới nếu bình đã quá cũ, bám nhiều cặn.

Back to top button