Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hành Tinh Của Một Kẻ Nghĩ Nhiều review pdf kiến thức mới năm 2023

Hành Tinh Của Một Kẻ Nghĩ Nhiều review pdf – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Sách: Hành Tinh Của Một Kẻ Nghĩ Nhiều
Tác giả: Nguyễn Đoàn Minh Thư

Review:

“Hiếm có một cuốn sách nào khiến mình chìm sâu cảm xúc và đọc sách đến mức quên đi dòng thời gian như vậy. Cứ thế đọc từ 10h sáng cho đến tối mịt. Vừa đọc vừa nhớ lại khoảng thời gian lúc còn đi học cho đến khi mới đi làm – khoảng thời gian mình đã phải chịu nhiều áp lực và khó khăn. Cũng không nghĩ là sẽ có người có thể thấu hiểu và đồng cảm nhưng hóa ra, cảm giác của mình cũng là cảm giác chung của nhiều bạn trẻ khác. Cám ơn Amateur Psychology – Host Thư đáng yêu của chúng ta đã hiểu, chia sẻ và mang mình đến với Hành tinh của những kẻ nghĩ nhiều – nơi mà mình được thấy rõ hơn bản thân và tìm được những đồng minh cũng đang tập lớn.” – Từ một bạn độc giả giấu tên đã gửi lời nhắn đến Being, mong muốn chia sẻ cảm xúc với cuốn sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều”.

“Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều” là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ. Đó là một hành tinh đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người. Một thế giới quen thuộc với tất cả chúng ta.

Chứa đựng những lời chia sẻ và kiến thức từ podcast Amateur Psychology – Tay mơ học đời bằng Tâm lý học, tác giả sẽ dẫn lối và đưa bạn tới từng ngóc ngách thầm kín nhất của hành tinh ấy dưới một góc nhìn chuyên sâu hơn.
Và nếu bạn cũng là một kẻ nghĩ nhiều, chào mừng bạn đến với hành tinh này.

CẢM GIÁC TRỐNG VẮNG VÀ THIẾU HỤT ĐẾN TỪ ĐÂU?

Trước hết, nó xuất phát từ sự chờ đợi, từ kỳ vọng của chính chúng ta. Sự chờ đợi càng lớn, mong mỏi càng nhiều, trống vắng, thiếu hụt được tạo ra theo tỉ lệ thuận.

Một người sinh ra và lớn lên sẽ đi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người nuôi dưỡng mình. Lớn lên một chút, sự gắn bó hoàn toàn sẽ giảm bớt, thay thế bởi giai đoạn phụ thuộc và tiến gần đến sự độc lập cả về tinh thần và thể chất. Một số người vẫn giữ kiểu quan hệ gắn bó chặt chẽ, họ sẽ hiếm có cảm giác thiếu vắng, bởi niềm hạnh phúc, tan tâm, trọn vẹn của họ vẫn ở đó như khi họ còn nằm trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Lớn lên. họ cũng có xu hướng tìm kiếm kiểu quan hệ này với những người khác, kể cả trong công việc hay các hoạt động khác.

Trái lại, ở những người đạt đến kiểu quan hệ phụ thuộc và độc lập, họ sẽ trải qua những hẫng hụt nhất định, và những hẫng hụt ấy để lại những thiếu thốn mà được dồn nén đến mức quên hoàn toàn, hoặc để lại những dấu vết ảnh hưởng tới sự trưởng thành của cá nhân.

Ở trẻ, sự chờ đợi được yêu thương, được đón nhận nếu không được đáp ứng hoặc đáp ứng không đủ, gây ra hẫng hụt, nhưng chúng chưa thể hiểu được hết, cũng như chưa đủ ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc của mình, trẻ tìm cách tự giải thích để chấp nhận và dần học các bài học để thích nghi với cuộc sống. Hẫng hụt do đó cũng có tính 2 mặt, mặt tốt giúp trẻ học cách chấp nhận cuộc sống, và mặt không tốt là gây tổn thương.

Đến tuổi trưởng thành, con người đã từng là đứa trẻ ấy sẽ trải nghiệm lại một lần nữa các kinh nghiệm sống vốn có, trong các mối quan hệ mới để đáp ứng những thôi thúc từ bên trong, hiện thực hóa những đam mê, bù đắp những thiếu thốn trong tinh thần… Rõ ràng, khi tiến đến các mối quan hệ xã hội, chúng ta mang theo cả một quá khứ dài của lịch sử hình thành cá nhân chúng ta, và tất nhiên bao gồm những hi vọng, những chờ đợi có ý thức hoặc không ý thức được (vô thức).

Chắc hẳn, là người lớn (về tuổi tác), ai cũng trải qua cảm giác buồn, phật lòng, thất vọng. Và giải thích cảm xúc ấy như thế nào. Rằng tôi buồn vì mọi chuyện không như ý, rằng tôi phật lòng vì họ cư xử quá khác với quan điểm của tôi, tôi thất vọng vì kết quả khác xa với tôi chờ đợi. Đúng như vậy, khi bạn có sự chờ đợi ở người khác, ở tình huống diễn ra phải đáp ứng ĐÚNG như bạn mong muốn, thì bạn mới có thể toại nguyện, còn nếu không, nó để lại một lỗ hổng, một cái hố.

Hãy tưởng tượng, thường xuyên bạn thất vọng, cái hố ấy nó sẽ to như thế nào? Một thái độ không phù hợp của người bạn, một câu nói xách mé của đồng nghiệp, thất nghiệp, tan vỡ trong tình cảm, sự phá sản của một điều hi vọng, những mất mát… Chúng có thể đến ồ ạt, khiến bạn không kịp đối phó. Tất cả đều có thể khoét sâu cái hố của bạn.

Và có thể có nhiều kiểu hố khác nhau, để rồi những nỗi buồn, sự thiếu vắng là cảm giác do những cái hố ấy gây nên. Và để xoa dịu, chỉ có cách lấp các hố sâu kia!

Bạn hãy nói cho tôi biết cách lấp đầy của bạn! Tôi cũng cần tham khảo lắm!!

Tôi biết rằng, nhiều người trông chờ việc bù đắp những cái hố ấy ở người khác, ở ngoại cảnh. Nhưng tôi cũng biết rằng, chẳng ai, chẳng điều gì có thể bù đắp được đâu, bởi vì người khác, họ cũng đang mải miết “làm việc” ở những cái hố của họ. Tôi hiểu ra rằng, chỉ chính bản thân mỗi người mới có thể tự khỏa lấp sự trống vắng của mình, chỉ tự mình mới có thể đổ đầy tình yêu cho mình, mà không thể xin xỏ người khác, ai cũng là ăn mày cả, chẳng ai thừa!

Vậy nên sự thiếu vắng càng lớn, bạn càng nên chăm sóc bản thân mình, quay trở về với đời sống nội tâm của mình, với lòng dũng cảm, với ý chí. Cuộc hành trình nội tâm ấy đáng lắm, càng đi, lòng dũng cảm được huy động sẽ tới càng nhiều, và đó là con đường của trưởng thành tâm lý. Bạn sẽ lần lần trả lời được các câu hỏi: tôi chờ đợi điều gì ở người khác, trong cuộc sống này? Tại sao tôi lại chờ đợi những điều đó? Thực tế đã diễn ra như thế nào?

Thực tế ấy gây nên những cảm giác cụ thể trong tôi như thế nào? Tôi có chấp nhận rằng cuộc sống này, những người khác không thể thỏa mãn mọi mong muốn, mọi chờ đợi của tôi không? Và tôi có chấp nhận người khác là như vậy, cuộc sống là như vậy không?

Hãy trung thực với mình, đó là chìa khóa, hãy chấp nhận cả những phần đen tối nhất của mình, phần xấu xí nhất của mình. Đối diện với bản thân, hãy đón nhận mình một cách toàn bộ!

Gửi tặng bạn cuốn sách “Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều” – nơi bạn tìm thấy chính bạn trong những chương sách tâm lý học dành cho những tay mơ.

Download: PDF – Đang cập nhật


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button