Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hàm Vlookup 2 điều kiện: Thông tin chi tiết và ý nghĩa của hàm

Nếu như bạn là một dân văn phòng “chính hiệu” thì chắc chắn việc sử dụng các hàm trong Excel là một việc thường xuyên đặc biệt là lĩnh vực kế toán, kinh tế. Những hàm cơ bản trong Excel đã hỗ trợ bạn rất nhiều trong tính toán công việc và không thể không kể đến hàm Vlookup có nhiều điều kiện. Vậy nếu bạn chưa thành thạo khi sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện, thì hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới.

Hàm vlookup sử dụng như thế nào nhanh nhất?

Nội dung chính

1 Hàm Vlookup là gì? 2 Hàm Vlookup 2 điều kiện và cách dùng2.1 Cách dùng hàm Vlookup 2 điều kiện bằng cách tạo cột phụ3 Ý nghĩa hàm Vlookup
Hàm Vlookup là gì? 
Hàm Vlookup là một loại hàm chuyên dò tìm dữ liệu trong Excel. Hàm này cho phép người khác tìm kiếm các dữ liệu giá trị theo cột. Chức năng thông dụng nhất của Vlookup là một hàm dữ liệu, nó sẽ hoạt động dựa trên một bảng cơ sở dữ liệu hay nói cách khác là danh sách các hạng mục.

Giải thích hàm vlookup

Công thức của hàm Vlookup trong Excel là:

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup])

Trong đó:

Lookup_value: chính là giá trị dùng để tìm kiếm
Table_array: là vùng điều kiện để dò giá trị tìm kiếm, cột đầu tiên trong table_array là cột để tìm kiếm giá trị. Table_array có thể giống hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có thể cùng file hay khác file với Lookup_value. Giá trị này thường ở dạng địa chỉ tuyệt đối
Col_index_num: Là thứ tự của cột bạn cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị cần tìm kiếm. Cột đầu tiên của vùng dữ liệu sẽ được tính là 1.
Range_lookup: Là kiểu tìm kiếm, gồm 2 loại là: TRUE và FALSE. (Có thể có hoặc không).

TRUE: Tương ứng với 1 sẽ là tìm kiếm tương đối

FALSE: Còn tương ứng với 0 chính là tìm kiếm tuyệt đối, tức hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm ra những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn.

Hàm này được sử dụng rất nhiều để tính toán ví dụ như: hàm Vlookup làm phiếu lương, hàm Vlookup xếp loại học sinh,…

Hàm Vlookup 2 điều kiện và cách dùng

Kết hợp hàm vlookup có điều kiện if

Để nâng cao trình sử dụng hàm này lên cũng như hiệu quả tìm kiếm mang lại cao hơn khi áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, thì ta sẽ tìm hiểu hàm Vlookup hai điều kiện. Với hàm này bạn có thể dễ dàng sử dụng và tìm kiếm một giá trị nào đó trong chuỗi các yêu cầu từ cao cấp đến nhiều hàng, nhiều cột. 

Cách dùng hàm Vlookup 2 điều kiện bằng cách tạo cột phụ

Sử dụng hàm vlookup có nhiều điều kiện

Để hướng dẫn một cách cụ thể và rõ ràng nhất thì bài viết này sẽ đưa ra một ví dụ như sau: Để tính ra sản lượng nhất định của 1 sản phẩm bất kì nào đó trong từng ca làm là bao nhiêu thì chúng ta sẽ làm thế nào? Nếu sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện để tìm kiếm thì hãy thử tạo thêm 1 cột phụ để việc tính toán trở nên dễ dàng hơn.

Về bản chất thì hàm Vlookup có 2 điều kiện sử dụng cột phụ sẽ thành hàm Vlookup 1 điều kiện và với cách này thì bạn đã có thể tìm kiếm nhiều điều kiện khác nhau.

Kết hợp 2 hàm vlookup để dễ dàng tìm ra giá trị

Bước 1: Sử dụng hàm Vlookup có 2 điều kiện để tính toán theo cách này thì chúng ta cần tạo cột phụ. Theo ví dụ dưới đây thì cột phụ là cột A có giá trị liên kết từ cột B – mã sản phẩm và cột C – Ca.

Sử dụng hàm vlookup excel 2003

Hãy nhập công thức vào cột A: =B6&C6 rồi chọn “Enter” để thực hiện lệnh.

Bước 2: Sau đó sẽ hiển thị ra kết quả như hình dưới. Tiếp theo, hãy kết hợp 2 cột sản phẩm và ca lại với nhau rồi sau đó tiếp tục áp dụng cho các dòng ở bên dưới nhé.

Dùng hàm Vlookup 2 điều kiện để tính

Bước 3: Để tìm kiếm ra số sản lượng trong một mã sản phẩm làm ở một ca nào đó bạn hãy tạo một bảng truy vấn ở bên cạnh đó. Tại đây chúng ta phải phải nhập Mã sản phẩm và ca vào, tạ phần sản lượng sẽ là nơi mà chúng ta nhập công thức.

Bước 4: Tại đây bạn hãy nhập công thức sau 

Nhập công thức hàm điều kiện vào bảng tính

=Vlookup(G6&G7);$A$6:$D$10;4;0)

Giải thích công thức: 

Vlookup: đây chính là hàm sử dụng tìm kiếm mà bạn áp dụng
G6&G7: là giá trị được sử dụng để truy vấn trên bảng rồi đưa ra kết quả tương ứng.
;$A$6:$D$10: đây là khoanh vùng tìm kiếm phạm vi từ cột A6 đến D10 (Nên nhớ nhấn F4 để hiện biểu tượng $)
4;0: 4: là giá trị trả về theo cột thứ mấy, số 4 ở đây tương ứng cột sản lượng và số 0 theo giá trị là True or False.

Nếu 0 hay là False, thì hàm sẽ trả về kết quả giá trị tuyệt đối, còn nếu là 1 là True thì có kết quả tương đối.

Bước 5: Kết quả bạn sẽ nhận được sản lượng 1000 tương ứng với mã SP là SA làm ở Ca 1. Bạn có thể đối chiếu bằng cách nhập SP khác và ca khác để so sánh.

Back to top button