Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Dấu hiệu thiếu máu não? Cách khắc phục kiến thức mới năm 2023

Dấu hiệu thiếu máu não? Cách khắc phục – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Thiếu máu não là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm, thiếu máu não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ… Vậy dấu hiệu thiếu máu não như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chonmuamay.com!

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm. Từ đó, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ bị giảm, các tế bào thần kinh thiếu năng lượng. Vì thế, cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu lên não bị giảm

Dấu hiệu thiếu máu não

Thiếu máu não thường được chia thành 2 loại dựa trên khu vực não chịu ảnh hưởng, bao gồm:

  • Thiếu máu não toàn bộ: xảy ra ở một vùng mô não lớn
  • Thiếu máu não cục bộ: khu trú ở một vùng cụ thể trong não

Dấu hiệu thiếu máu não cụ thể như sau:

Dấu hiệu thiếu máu não toàn bộ

Nếu bạn phát hiện một số triệu chứng dưới đây, rất có thể đó là dấu hiệu của thiếu máu não toàn bộ:

Đau đầu

Đau đầu thường là biểu hiện của những vấn đề về mặt tâm lý, có thể xuất hiện nhiều khi bạn ở trong trạng thái căng thẳng, stress. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu điển hình của chứng thiếu máu não.

Hiện tượng đau đầu thường bắt đầu với cảm giác đau nhói ở một vùng đầu cố định, sau đó sẽ lan ra khắp đầu. Cảm giác nặng đầu cũng có thể bắt gặp khi suy nghĩ nhiều, khi di chuyển hoặc lúc mới ngủ dậy.

Đau đầu - Dấu hiệu thiếu máu não 
Đau đầu – biểu hiện của thiếu máu não

Hoa mắt chóng mặt

Triệu chứng hoa mắt chóng mặt nếu xuất hiện khi bạn đang bị ốm sốt hoặc mệt mỏi thì sẽ không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cảm giác này xuất hiện một cách bất ngờ khi cơ thể hoàn toàn bình thường thì đây có thể là do bệnh thiếu máu lên não gây ra.

Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng có thể khiến người bệnh có cảm giác ù tai ngay trong không gian yên tĩnh.

Chân tay tê mỏi

Bệnh nhân mắc chứng thiếu máu não đôi khi sẽ thấy như dưới da có kiến bò râm ran và có cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, chân. Ngoài ra, các cử động vận động thường ngày cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cảm giác đau mỏi vai gáy.

Đặc biệt, tình trạng thiếu máu cục bộ nghiêm trọng có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như khó khăn khi nói, cứng môi, cứng hàm, thậm chí tê liệt mặt.

Suy giảm thị lực

Cấu trúc các dây thần kinh trong não thường có hệ thống tương đối phức tạp. Thiếu máu lên não khiến cho não thiếu oxy và dẫn đến khả năng nhìn của mắt bị ảnh hưởng. Cụ thể như mờ một bên mắt hoặc cả hai bên, hoa mắt,…

Thị lực bị suy giảm cũng là dấu hiệu thiếu máu não cục bộ
Thị lực bị suy giảm cũng là dấu hiệu của thiếu máu não

 

Mất ngủ

Tình trạng tuần hoàn máu lên não bị chậm hoặc tắc nghẽn có thể được cảnh báo bằng những vấn đề về giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa đêm,…

Không những vậy, khi não không được cấp đủ máu kịp thời còn có thể gây rối loạn về mặt tâm lý, mất khả năng tập trung hoặc suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng là trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu thiếu máu não cục bộ

Một số dấu hiệu thiếu máu não cục bộ thường liên quan đến thần kinh, với đặc tính xảy ra ở một bên cơ thể. Các triệu chứng này thường thay đổi tùy thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng do thiếu máu nuôi. Dưới đây là một số triệu chứng đáng chú ý:

  • Cảm thấy yếu một bên tay hoặc chân hoặc toàn bộ nửa người
  • Hoa mắt, chóng mặt và có hiện tượng nhìn đôi (song thị)
  • Mắc chứng khó nói, nói lắp
  • Mất phối hợp cử động cơ thể

Ngoài ra, một số người bệnh thiếu máu não còn xuất hiện triệu chứng tê bì nhức mỏi đầu ngón chân, ngón tay và các rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, tăng nhiệt độ cơ thể,…

Nguyên nhân của thiếu máu não 

Thiếu máu não có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là nguyên nhân bệnh lý nguyên nhân do lối sống.

Do bệnh lý

  • Xơ vữa động mạch
  • Huyết áp cao
  • Co mạch máu
  • Chấn thương cột sống
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Đái tháo đường
  • Béo phì, rối loạn mỡ máu
  • Bệnh tim mạch

Do lối sống

  • Stress, căng thẳng thường xuyên
  • Sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Nằm gối quá cao
  • Sử dụng máy tính, điện thoại quá lâu
  • Lười vận động
  • Ăn nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ
Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu não 
Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu não

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo WHO, đây là bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của thiếu máu não, cần dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh. Song việc điều trị, kiểm soát thiếu máu não là cần thiết, nên thực hiện càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, suy giảm chức năng não, mất trí nhớ, chết tế bào não,…

Nắm được dấu hiệu thiếu máu não sẽ giúp bạn đọc sớm nhận biết khi bản thân hoặc người xung quanh gặp phải tình trạng này. Không nên chủ quan với những dấu hiệu nhẹ nhất bởi bệnh hoàn toàn có thể tiến triển âm thầm và nguy hiểm.

Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu não 

Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn có liên quan

Trước hết, người mắc chứng thiếu máu não cần được thăm khám và sàng lọc các bệnh lý tiềm ẩn có liên quan như bệnh béo phì, bệnh tim, xơ vữa động mạch,… Việc xác định được những bệnh lý tiềm tàng này là rất quan trọng bởi nó giúp giảm thiểu được tối đa nguy cơ dẫn đến thiếu máu não.

Cụ thể như thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý ở người béo phì hay can thiệp phẫu thuật nhằm loại bỏ mảng bám xơ vữa ở người bị xơ vữa động mạch,…

Làm cách nào để giúp tăng cường máu lên não 
Làm cách nào để giúp tăng cường máu lên não

Phương pháp hỗ trợ điều trị 

Các phương pháp hỗ trợ điều trị có thể được chỉ định với người thiếu máu não như:

  • Bấm huyệt
  • Châm cứu
  • Xông hơi
  • Xoa bóp

Đặc biệt, để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách có hiệu quả nhất. Thì việc duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh là yếu tố không thể thiếu:

  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất, rau xanh,…
  • Hạn chế và tốt nhất là tập từ bỏ các thói quen xấu: ngủ kê cao gối, dùng nhiều điện thoại, máy tính,…
  • Tránh lạm dụng các chất kích thích, cai rượu bia, thuốc lá
  • Không để xảy ra tình trạng béo phì, thừa cân và duy trì cân nặng lý tưởng
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày
  • Thường xuyên theo dõi các bệnh lý mãn tính (nếu có), kiểm soát tốt lượng mỡ máu, đường huyết, huyết áp
  • Định kỳ 6 tháng/lần nên khám sức khỏe tổng quát

 

Chắc hẳn qua bài viết các bạn đã nắm rõ dấu hiệu thiếu máu não cùng những phương pháp phòng ngừa bệnh này rồi đúng không nào! Và đừng quên truy cập chonmuamay.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button