Thi công hệ thống lạnh

CB là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng trong đời sống

Để ngắt hệ thống điện và các thiết bị điện khi xảy ra các sự cố thì rất cần đến 1 thiết bị để giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống điện đó là aptomat chống giật (CB). Vậy CB là gì? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của CB là gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu nhé!

CB là gì?

cb la gi
cb la gi

CB hay còn gọi là aptomat chống giật, CB là tên viết tắt của từ Circuit Breaker, CB là thiết bị có chức năng được dùng để đóng ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp…của hệ thống và các thiết bị điện. trong mạch điện.

Tính năng chuyên biệt của cb

  • CB là thiết bị có chức năng được dùng để đóng ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp…của hệ thống và các thiết bị điện trong mạch điện.
  • Aptomat có nhiều tính năng nổi bật hơn so với cầu dao điện. Đó là sử dụng aptomat khi lắp đặt ở các không gian công trình khác nhau.
  • Khi sử dụng cho hệ thống dây dẫn và các thiết bị điện thì aptomat thực hiện các chức năng ngắt các dòng điện, tự động ngắt khi phát hiện có sự cố khi xảy ra đối với các thiết bị điện.
  • Aptomat giúp khắc phục được các tình trạng cháy nổ xảy ra đối với các thiết bị điện.

Cấu tạo của cb

cb la gi
cb la gi

CB được cấu tạo bởi các bộ phận: tiếp điểm, hồ dập quang điện, cơ cấu truyền động cắt CB, móc bảo vệ.

– Tiếp điểm: CB thường có cấu tạo 2 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc được thiết kế 3 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ. hồ dập quang). Tiếp điểm hoạt động như sau: khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính, khi ngắt mạch điện thì tiếp điểm hoạt động ngược lại, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang điện.

– Hộp dập hồ quang: CB hộp dập hồ quang thường sử dụng hai kiểu thiết bị dập hồ quang: kiểu nửa kín và kiểu hở. Kiểu nửa kín của CB thường được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí được dùng cho dòng điện có giới hạn không quá 50KA. Còn đối với loại kiểu hở thì dòng điện lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn hơn 1000V.

– Truyền động cắt CB có 2 cách: bằng tay và bằng cơ điện. Đối với loại truyền động cắt CB có dòng điện điện mức không lớn 600A. Điều khiến bằng điện từ có dòng điện lớn hơn 1000A.

– Móc bảo vệ của CB có chức năng bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch, dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng của đối tượng cần bảo vệ. Móc bảo vệ bao gồm: móc kiểu điện từ, móc kiểu rơle nhiệt. Tùy vào điều kiện lắp đặt mà móc bảo vệ được sử dụng cho dòng điện khác nhau.

Phần tử bảo vệ trong cb là gì?

Các phần tử bảo vệ thường gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện xảy ra các sự cố như: Ngắn mạch, sụt áp, quá tải,…

Một số tính năng, đặc điểm của phần tử bảo vệ như:

  • Móc bảo vệ quá dòng: Bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch.
  • Móc kiểu điện từ: Có cấu tạo gồm cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính. Cuộn dây này được quấn ít vòng nhưng có tiết diện lớn cho mục đích chịu dòng tải. Khi dòng điện quá tải thì phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của CB mở ra.
  • Móc kiểu rơle nhiệt: Có cấu tạo tương tự như rơle nhiệt có phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính. Khi quá tải xảy ra, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB.
  • Móc bảo vệ sụt áp, áp thấp: Giống như kiểu điện từ. Cuộn dây có cấu tạo ít vòng quấn và tiết diện dây nhỏ, mục đích để chịu điện áp nguồn. Cuộn dây này được mắc song song với mạch điện chính.

Để an toàn tối đa, người ta thường tích hợp cả kiểu móc điện từ và móc kiểu rơle nhiệt trong một CB.

Nguyên lý hoạt động của CB chống giật

Dòng điện đi ra ở dây nóng và quay về ở dây mát là ngược chiều nhau. Nếu trong trường hợp 2 dòng điện này bằng nhau thì 2 từ trường sẽ biến thiên và bị triệt tiêu làm điện áp ra của cuộn thứ cấp cũng bị biến dòng thành 0. Lúc này nếu điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây khác nhau và từ trường sẽ sinh ra biến thiên trong cuộn dây khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây.

Có những loại CB gì trên thị trường? 

Cùng với sự phát triển của công nghệ, và yêu cầu về an toàn điện, CB được phát triển với nhiều đặc điểm và tính năng khác nhau, vượt trội hơn, phù hợp với nhiều tình huống sử dụng hơn.

  • ACB: (Air Circuit Breaker) được gọi là máy cắt không khí
  • VCB: (Vacuum Circuit Breaker) là máy cắt chân không
  • MCCB: (Moulded Case Circuit Breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 80kA)
  • MCB: (Miniature Circuit Breaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định mức và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA)
  • RCCB: (Residual Current Circuit Breaker) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P, 4P
  • RCBO: (Residual Current Circuit Breaker with Over current Protection) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng
  • ELCB: (Earth Leakage Circuit Breaker) Thiết bị chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò.
  • RCD: (Residual Current Device) là một thiết bị luôn gắn kèm với MCCB hay MCB để bảo vệ chống dòng rò.

Cách chọn cb là gì? 

cb la gi
cb la gi

Aptomat hoạt động như 1 thiết bị bảo vệ chống quá dòng, quá tải và ngắn mạch. Vì thế, khi chọn lựa cầu dao tự động, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

– Chọn đúng điện áp

– Chọn dòng định mức bằng 120-150% dòng điện sử dụng. Ví dụ: Phụ tải có dòng 20A thì chúng ta chọn CB aptomat có dòng định mức khoảng 25A.

– CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn.mạch lớn, có thể vài chục KA. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch,.CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.

– Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện.động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé. Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB.

Ứng dụng của cb là gì?

CB chống giật được lắp với aptoamt thông thường.ở cầu dao tổng để chống dò dòng, bảo vệ an toàn cho người sử dụng không bị điện giật. Và CB chống giật được lắp đặt còn được dùng để chống sấm chớp.

Các thiết bị đóng cắt hạ thế ACB, VCB, MCB,.RCCB, RCBO, ELCB, RCD tuỳ vào đặc điểm của mình mà có những ứng dụng khác nhau. Thường dùng cho các mục đích:

  • VCB thường dùng với điện áp từ 6.6kV trở lên
  • ACB thường dùng với điện áp hạ áp, dùng.cho các tải có dòng lớn, thường thì lớn hơn 400A có thể chọn ACB, <400A thì chọn MCCB
  • MCCB thường dùng với mạng hạ áp, hiện.nay một số dòng MCCB có thể cắt dòng đến 2400A. MCCB có hai loại: Giá trị cố định và giá trị biến đổi, với mỗi loại này cũng có hai loại là: TM (thermal & magnetic contact) dùng cho.tải không có động cơ và MO (magnetic contact only) dùng cho tải động cơ.
  • MCB thường dùng cho phụ tải nhỏ, xuất hiện.nhiều trong hệ thống điện gia đình. Chúng có thể cắt dòng đến 100A hoặc hơn
  • ACB, MCCB, MCB là những thiết bị đóng.cắt (switchgear) ở mạng hạ thế có đầy đủ chức năng nhất của một thiết bị đóng cắt

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ tới.các bạn những thông tin về CB. Với những kiến thức về CB chống giật sẽ giúp cho mọi người lựa.chọn và lắp đặt CB phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng thiết bị điện. .

Tìm kiếm có liên quan:

  • Cb điện là gì
  • Mcb là gì
  • Cb là gì trong Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button