Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cầu dao điện là gì? Đặc điểm, phân loại cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cầu dao là công tắc điện tự động dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Chức năng đơn giản của cầu dao là dò tìm các dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện. Khác với cầu chì, cầu dao có thể đóng mở (bằng tay hoặc tự động) để trở lại điều kiện điện bình thường. Cầu dao có kích cỡ khác nhau, từ những thiết bị nhỏ dùng cho gia đình cho đến loại thiết bị chuyển mạch lớn để bảo vệ điện cao thế cho toàn bộ một thành phố.  Vậy cầu dao điện tổng loại nào tốt? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn bạn nhé!

Cầu dao điện là gì?

Cầu dao là công tắc điện sử dụng nhằm bảo vệ mạch điện khi gặp tình trạng quá tải, sụt áp hoặc ngắn mạch. Thiết bị này còn dùng để đóng ngắt mạch điện bằng tay. Do đó, nó có nhiệm vụ tìm những dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện.

cầu dao điện
cầu dao 

Cầu dao thông thường

Ở các loại cầu dao thông thường, việc đóng ngắt mạch điện hoàn toàn bằng tay. Khác với công tắc, cầu dao thông thường ngắt đồng thời cả dây pha và dây trung hòa. Các loại này thường được trang bị thêm cầu chì để làm thiết bị ngắt mạch tự động khi dòng điện bị quá tải. Khi đó, cầu chì sẽ bị chảy ra và làm ngắt mạch. Để phục hồi trạng thái đóng điện, cần phải thay cầu chì mới trong trạng thái cầu dao ngắt, sau đó mới đóng mạch cầu dao trở lại.

Cầu dao tự động

Các loại hiện đại hơn, ngoài chức năng đóng ngắt mạch điện bằng tay, còn bổ sung chức năng tự động ngắt mạch điện khi dòng điện bị quá tải hoặc ngắn mạch. Một số tính năng bổ sung khác như chức năng dò tìm các dòng điện bị lỗi, chống giật đất hoặc đóng mở tự động để trở lại điều kiện điện bình thường. Cầu dao tự động có nhiều loại, ngắt 1 pha và 3 pha.

Cầu dao điện dùng để làm gì?

Cầu dao ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình công nghiệp và dân dụng lớn nhỏ khác nhau. Thông thường nó được lắp ở gia đình, hộ chung cư, nhà hàng, khách sạn, nhằm giúp bạn xử lý nhanh sự cố chập cháy, rò điện…

Cấu tạo

Cầu dao có 2 cấp tiếp điểm đó là tiếp điểm chính và hồ quang hoặc 3 tiếp điểm gồm chính, phụ và hồ quang. Nếu đóng mạch, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng lại.

Tiếp điểm hồ quang đóng trước, sau đó đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính. Trái lại khi ngắt mạch, tiếp điểm chính sẽ mở trước và tới tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm hồ quang.

Do đó, hồ quang chỉ cháy ở tiếp điểm hồ quang, vì vậy có thể bảo vệ tiếp điểm chính để dẫn điện. Hơn nữa, bạn cần sử dụng thêm tiếp điểm phụ nhằm tránh hồ quang cháy lan khiến tiếp điểm chính bị hỏng.

Nguyên lý hoạt động

Khi đóng điện ở tình trạng bình thường, cầu dao sẽ ở trạng thái đóng tiếp điểm bởi 2 móc tương ứng với móc 3 ở trên cụm tiếp điểm động. Lúc này, bật cầu dao về trạng thái ON, dòng điện ở nam châm điện 5 cùng phần ứng 4 không hút.

Nếu mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống khiến móc 3, 5 bật nhả và thả tự do, lò xò 1 cũng được thả lỏng. Các tiếp điểm của cầu dao sẽ mở ra và mạch điện bị ngắt hẳn.

Sự khác nhau giữa cầu dao điện và Aptomat

Cầu dao và Aptomat đều là thiết bị dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Nhưng giữa chúng vẫn có nhiều điểm riêng biệt!

Aptomat là gì?

Aptomat hay còn được gọi là thiết bị đóng cắt với chức năng chính đó là bảo vệ quá tải và ngắn mạch dòng điện trong hệ thống điện. Aptomat được chi ra thành rất nhiều các chức năng và có thiết kế khác nhau. Nên tùy vào mục đích sử dụng mà người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại aptomat phù hợp nhất. Và các loại aptomat phồ biến rất nhất trên thị trường như:  CB, MCB, ELCB, ROCB…đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu lựa chọn và sử dụng aptomat.

cầu dao điện
cầu dao

Khác nhau về thiết kế

Thiết bị được thiết kế rất đơn giản gồm: Tay gạt Aptomat hỗ trợ người dùng thực hiện các thao tác dễ dàng bằng cách gạt cầu dao. Với Aptomat thiết kế pha và cực sẽ tùy vào số cực mà kích cỡ của Aptomat sẽ khác nhau.

Khác nhau về tính năng

Cầu dao có nhiệm vụ giúp người dùng ngắt cầu dao khi lắp hệ thống điện, đi dây dẫn và lắp những thiết bị điện ở gia đình. Hơn nữa, cầu dao này sẽ không có khả năng tự ngắt dòng điện hoặc hệ thống khi gặp sự cố.

Aptomat sở hữu nhiều tính năng ấn tượng hơn cầu dao. Nó có thể lắp ở nhiều công trình khác nhau và tự động đóng ngắt khi không may xảy ra trục trặc trên thiết bị điện. Aptomat còn khắc phục được những tình trạng cháy nổ ở thiết bị.

Khác nhau về giá thành

Thực tế, cầu dao có giá thành hợp lý hơn Aptomat. Nhờ thiết kế nổi trội cùng những ưu điểm ấn tượng, sản phẩm được lắp đặt phổ biến ở những không gian khác nhau, đem đến sự an toàn bền bỉ nhất cho thiết bị điện.

Cầu dao điện tổng loại nào tốt?

Cầu dao tổng của hãng Schneider được đánh giá là một trong những loại có chất lượng tốt nhất trên thị trường. Hiện nay, cầu dao điện tổng Schneider đang được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới, ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ nhà ở, chung cư, biệt thự, khách sạn, trường học, bệnh viện, cửa hàng, nhà hàng….

Schneider là tập đoàn toàn cầu về các giải pháp điện – tự động hóa đến từ Pháp, có hơn 175 năm hoạt động phát triển. Với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ, tính đến nay Schneider đã có các nhà máy sản xuất ở trên 30 quốc gia trên thế giới với lượng nhân viên hùng hậu trên 20,000 người.

Cầu dao tổng Schneider được các kỹ sư hàng đầu nghiên cứu và chế tạo. Không chỉ ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng linh kiện chất lượng cao, mà còn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế IEC 898, cấp độ bảo vệ IP20 conforming to IEC 60529.

Chính vì vậy, cầu dao tổng Schneider có khả năng bảo vệ và kiểm soát nguồn điện tin cậy, giúp đảm bảo an toàn cho các hệ thống điện và hệ thống máy móc hiệu quả. Thực tế, số lần đóng ngắt bằng điện khoảng 4000 lần và bằng cơ khí khoảng 10000 lần. Hơn nữa, có rất nhiều loại cầu dao điện tổng được chia theo công suất, số pha, dòng định mức… để quý khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Phân loại cầu dao đảo chiều

Việc đưa thiết bị hiện đại vào để sử dụng trong xã hội ngày nay rất phổ biến. Đáng chú ý nhất là cầu dao đảo chiều, nhưng mẫu này cũng được phân ra nhiều loại khác nhau như sau:

Cầu dao đảo chiều 1 pha

Thiết bị có 3 vị trí đấu nối điện và mỗi vị trí sẽ có 2 cực. Với cấu tạo đơn giản gồm: Đế sứ cách điện, đầu ốc vít nhằm mắc nối dây điện và cần gạt điều khiển.

Công suất của cầu dao đảo chiều 1 pha nhỏ nên việc kết nối nhanh với dòng điện, đảo chiều sẽ phù hợp với người dùng điện năng an toàn và nhanh chóng.

Cầu dao đảo chiều 3 pha

Thiết bị có 3 khớp nhằm chuyển đổi nguồn điện tương ứng với từng trường hợp. Công suất của loại cầu dao đảo chiều 3 pha tương đối lớn, khả năng bảo vệ mạng lưới điện và máy phát điện cao và nhanh chóng.

Đặc biệt, loại này rất bền, ít xảy ra sự cố hỏng hóc, dễ lắp đặt nên đa số các công ty, nhà xưởng thường ứng dụng mẫu này để bảo vệ thiết bị điện.

Hướng dẫn cách đấu cầu dao đảo chiều 1 pha và 3 pha

Với những anh thợ điện, chắc chắn sẽ biết cách đấu nối cầu dao đảo chiều 1 pha và 3 pha. Nhưng với những ai không có chuyên môn, việc này quả thật rất khó khăn!

Cách đấu cầu dao đảo chiều 1 pha

Bước 1: Xác định nơi lắp đặt cầu dao đảo chiều 1 pha sao cho hợp lý nhất. Sau đó tháo nắp nhựa cách điện và dùng vít vặn khớp cầu dao vào vị trí cần lắp.

Bước 2: Thực hiện đấu 2 dây sử dụng cho tải tiêu thụ vào trong 2 chấu giữa của cầu dao đảo chiều.

Bước 3: Tiếp tục đấu 2 dây nguồn vào điện lưới 2 cực trên hoặc dưới của cầu dao. Trước khi đấu nối bạn nên dùng bút thử điện kiểm tra 2 dây 1 lần.

Bước 4: Đấu 2 dây nguồn lấy điện áp ở máy phát điện vào hai cực còn lại của cầu dao đảo.

Bước 5: Kiểm tra vị trí đấu nối đã được chắc chắn chưa. Khi đã chính xác thì lắp nắp bảo vệ và đóng nguồn điện vào.

cầu dao điện
cầu dao điện

Cách đấu cầu dao điện đảo chiều 3 pha

Ở cầu dao chính của điện lưới, bạn nên đấu nối thêm 1 đường dây riêng đến cầu dao đảo chiều và 1 đường dây riêng thứ 2 nối với máy phát điện.

Bước 1: Ngắt công tắc điện của các thiết bị điện đang hoạt động, sau đó kéo cầu dao đảo tới điểm giữa nhằm tách rời phụ tải lẫn thiết bị ra khỏi nguồn điện lưới và máy phát điện.

Bước 2: Khởi động máy phát điện và kiểm tra đồng hồ đạt mốc 200V trở lên khi chạy không tải, thì máy phát điện hoạt động ổn định.

Bước 3: Dịch chuyển cầu dao đảo chiều với nguồn điện từ máy phát điện ra để cấp cho các thiết bị khác, đảm bảo an toàn khi bật thiết bị.

Bước 4: Nếu có điện lưới quốc gia, bạn cũng thực hiện tương tự như trên. Nhưng chỉ khác là cầu dao đảo sẽ bắt với nguồn điện lưới.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ tới các bạn sự khác biệt giữa cầu dao và aptomat. Với những sự khác biệt đó sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại cầu dao hay aptomat phù hợp nhất.

Từ khóa:

  • Cầu dao 1 pha
  • Các loại cầu dao
  • Cp cầu dao điện
  • Thay cầu dao

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button