Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cảm biến đo mức radar | Đo mực chất lỏng kiến thức mới năm 2023

Cảm biến đo mức radar | Đo mực chất lỏng – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Cảm biến đo mức radar sử dụng sóng radar để đo đạc mức nước, chất lỏng, chất rắn còn lại trong bồn chứa, bể chứa. Với công nghệ này, thiết bị cảm biến đo mức bằng sóng radar đã được ưa chuộng ứng dụng rất phổ biến trong các đơn vị, nhà máy sản xuất nhằm đo mức nguyên – nhiên liệu.

Hiện nay, Tuấn Hưng Phát cũng đã nhập khẩu lưu kho sẵn hàng và phân phối trực tiếp mẫu cảm biến đo mức sử dụng công nghệ sóng radar này. Quý Vị có nhu cầu có thể tham khảo thông tin sản phẩm cảm biến radar đo mực nước, chất lỏng, chất rắn dưới đây, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline để được hỗ trợ.

Giới thiệu cảm biến đo mức radar

Cảm biến đo mức Radar là loại cảm biến (còn được gọi là cảm biến vi sóng) hoạt động dựa trên hiệu ứng doppler, tần số 5.8 Ghz, dưới 10m sẽ nhận tín hiệu khi người chuyển động qua và sẽ có tín hiệu phản hồi.

Cảm biến đo mức Radar cho phép bạn đo khoảng cách của các vật thể trong khoảng cách rộng. Ngoài các phép đo khoảng cách, chúng cũng được sử dụng để đo tốc độ tương đối của đối tượng được phát hiện.

Cảm biến này dựa trên công nghệ sóng liên tục điều biến tần số (FMCW). Ở đây tần số sóng mang liên tục được điều biến trong phạm vi băng thông nhỏ. Ngay khi tín hiệu phản hồi lại từ một đối tượng, có thể đo khoảng cách và tốc độ của một đối tượng bằng so sánh tần số.

Bên cạnh vai trò đo đạc thông số về mực vật chất còn trong bể chứa, thiết bị cảm biến đo mức bằng sóng radar còn có chức năng cảnh báo đầy – cạn của vật chất. Khi vật chất(nước, chất lỏng, chất rắn) trong bể chứa đạt đến ngưỡng MAX hoặc MIN cài đặt thì thiết bị sẽ phát ra cảnh báo về tủ trung tâm.

Những đặc tính nổi bật của các loại cảm biến đo mức Radar

Cơ chế vận hành của cảm biến đo mức radar

Ưu điểm của cảm biến Radar

Cảm biến đo mức Radar có một số ưu điểm nổi bật như sau:

  • Độ đo lường chính xác trong môi trường khắc nghiệt nhất, khả năng chịu nhiệt độ, áp suất cao.
  • Tốc độ lấy mẫu bằng sóng radar nhanh chóng.
  • Cảm biến đo mức Radar có phạm vi đo lên đến 40 m.
  • Thiết bị cảm biến đo mức chất rắn – chất lỏng radar có thiết kế nhỏ gọn với chùm tia phát sóng nhỏ trong phạm vi chật hẹp.
  • Tín hiệu đo ổn định, ngay trong điều kiện môi trường bất lợi và ngay cả khi lắp cảm biến bị bẩn.
  • Phù hợp cho nhiệt độ thấp, xuống đến -40°C.

Nhược điểm cảm biến radar

Có thể nói, hạn chế lớn nhất của cảm biến đo mức Radar không phải đến từ tính năng kỹ thuật mà là giá thành sản phẩm. So với các loại cảm biến khác thì loại cảm biến này có chi phí đầu tư tốn kém nhất. Chúng thường xuất hiện trong những giai đoạn hay hệ thống quan trọng, cần độ chính xác cao.

Đối với hệ thống thông thường hoặc độ chính xác của phép đo ở mức trung bình thấp thì có thể thay thế bằng các loại cảm biến khác để giảm chi phí đầu tư như: Cảm biến siêu âm, cảm biến quang, cảm biến điện dung…

Các loại cảm biến đo mức Radar phổ biến hiện nay

Cảm biến đo mức Radar được phân thành 2 loại chính là:

  • Cảm biến đo mức Radar tiếp xúc
  • Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc

Cảm biến radar đo mức tiếp xúc

Cảm biến đo mức Radar tiếp xúc có cấu tạo bao gồm: Bộ phận đầu cảm biến và một dây dài bằng kim loại.

Khi lắp đặt, đầu dây cảm biến thả chìm trong đối tượng cần xác định mức trong bồn chứa, bể chứa hay silo…Các đối tượng cụ thể: Chất lỏng, chất rắn dạng bột,…

Về nguyên lý thì các cảm biến đo mức Radar tiếp xúc hoạt động khá giống với các loại cảm biến đo mức điện dung. Khi cảm biến phát sóng trên dây kim loại sẽ phát hiện mức khi thấy sự khác biệt của bề mặt dung dịch trong bồn chứa. Từ đó sẽ đưa tín hiệu về bộ xử lý tín hiệu và gửi tín hiệu đo này đến trung tâm điều khiển như PLC,…

Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc

Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc là một dạng hoàn toàn khác với loại tiếp xúc như trên. Bởi trong phép đo, các cảm biến này hoàn toàn không tiếp xúc với đối tượng cần đo. Do đó chúng cực kỳ hữu ích với các đối tượng như: Thực phẩm, dầu nhớt, hóa chất có tính axit cao,…

Nguyên lý cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc tương tự như loại cảm biến đo mức siêu âm. Chúng không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần đo. Mà bản thân cảm biến radar này phát những tia sóng xuống đối tượng cần đo. Sau khi sóng đến đối tượng sẽ phản xạ lại đầu thu của cảm biến, bộ phận điện tử sẽ phân tích và tính toán khoảng cách của đối tượng trong bồn. Tín hiệu này sẽ được truyền về bộ điều khiển để kiểm soát hoạt động của bồn chứa.

Một điểm khác biệt so với loại cảm biến siêu âm là cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc có tốc độ phản hồi và độ chính xác cao hơn rất nhiều lần. Do đó cảm biến Radar không tiếp xúc có chi phí đắt nên ít sử dụng trong những ứng dụng với độ chính xác cao ít quan trọng như đo mức trong bồn chứa nhiên liệu sản xuất…

Phạm vi ứng dụng cảm biến đo mức Radar trong thực tiễn

Với những ưu điểm nổi bật thì cảm biến đo mức Radar được sử dụng trong những lĩnh vực cao:

ứng dụng cảm biến đo mức Radar

– Cảm biến Radar đo khối lượng chất rắn không tiếp xúc: Từ mịn cho đến thô, từ bụi bẩn đến bụi trong môi trường bụi bặm.

– Cảm biến đo mức Radar ghi điểm lớn với phạm vi đo rộng và độ chính xác trong hầm, container, silo. Ngay cả khi cài đặt nội bộ cũng không ảnh hưởng đến kết quả đo.

– Cảm biến đo mức Radar không tiếp xúc là thiết bị sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như vật liệu xây dựng, cốt liệu và xi măng, đá. Cũng như để sử dụng trong hóa chất, quản lý nước thải và tái chế.

Cần chú ý gì khi sử dụng cảm biến đo mức Radar?

Khi sử dụng cảm biến đo mức Radar cần chú ý những vấn đề sau:

  • Xác định đối tượng cần đo mức. Tính toán xem có tính chất ăn mòn không để lựa chọn biện pháp đo phù hợp.
  • Xác định vị trí cần lắp đặt. Ước lượng khoảng trống.
  • Lựa chọn thang đo phù hợp.
  • Tín hiệu ngõ ra ở dạng gì?
  • Áp suất, nhiệt độ ở vị trí cần đo.

Liên hệ nhận tư vấn báo giá cảm biến đo mức bằng sóng radar:

Quý Vị có nhu cầu mua, nhận báo giá thiết bị cảm biến đo mức nước – chất lỏng – chất rắn bằng sóng radar xin vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ hòm thư: kinhdoanh@tuanhungphat.vn nhé. Bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khác hàng của Tuấn Hưng Phát hoạt động 24/7 luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.

 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button