Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cách phân biệt tín hiệu PNP và NPN chính xác nhất kiến thức mới năm 2023

Cách phân biệt tín hiệu PNP và NPN chính xác nhất – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

CÁCH PHÂN BIỆT TÍN HIỆU PNP VÀ NPN CHÍNH XÁC NHẤT

Khái niệm tín hiệu NPN và PNP có lẽ đã không còn xa lạ với tất cả những ai học điện – điện tử. Tuy nhiên, khi mới vào nghề hoặc mới bước đầu tìm hiểu về tự động hóa, thì những kiến thức cơ bản như tiếp điểm NPN, PNP là gì? cách phân biệt tín hiệu PNP và NPN như thế nào? là vô cùng quan trọng. 

Đây là những kiến thức cơ bản, nhưng rất dễ nhầm lẫn nếu bạn thực sự không hiểu bản chất.

Ở bài viết này chúng tôi xin phép được chia sẻ với bạn đọc các khái niệm cơ bản, đặc tính và cách phân biệt tín hiệu PNP và NPN.

Tín hiệu PNP và NPN là gì?

 Tín hiệu PNP và NPN 

Khi nói đến việc nối dây một cảm biến, bạn có thể nghĩ chữ “N” là “cực âm” (Negative) và “P” là “cực dương” (Positive). Đối với cảm biến, một thiết bị NPN là một thiết bị có thể chuyển đổi sang cực âm của mạch, trong khi thiết bị PNP chuyển sang cực dương.

Đặc Điểm của tín hiệu PNP và NPN

– Tiếp điểm PNP và NPN thường được bắt gặp trong các loại cảm biến báo mức hoặc cảm biến tiệm cận. 

– Trong hình dưới đây: Nét đứt – chính là tải. 

Phân biệt tín hiệu PNP và NPN

Hình ảnh phân biệt tín hiệu PNP và NPN

– Tải được sử dụng trong tiếp điểm PNP và NPN chỉ gồm có hai loại là: điện trở và cuộn dây. 

– Trên thực tế, chúng ta thường dùng hai tiếp điểm này để kích vào đầu vào PLC hoặc nguồn của rơ le trung gian. 

– Đầu vào PLC ở đây thường là loại điện trở, còn rơ le trung gian chính là loại cuộn dây.

Phân biệt tín hiệu PNP và NPN

– Loại đầu ra NPN là tải được nối giữa 1 cực là dương nguồn và 1 cực là đầu ra của cảm biến.

– Loại đầu ra PNP là tải được nối giữa 1 đầu ra của cảm biến và 1 cực âm nguồn.

– Loại PNP: không có tác động là 0, có tác động là 1

– Loại NPN: không có tác động là 1, có tác động là 0

Kết luận: PNP ra điện áp dương, NPN ra điện áp âm.

Lưu ý khi dùng tín hiệu PNP và NPN

– Tiếp điểm ngõ ra NPN bắt buộc phải dùng khi nó là tín hiệu trong môi trường chống cháy nổ, với các chứng chỉ Atex Zone 0 hoặc 1. 

– Các tiếp điểm thường không được mang điện tích dương vì dễ xảy ra cháy nổ. 

– Chính vì thế tiếp điểm ngõ ra dạng NPN – tức là không có áp trên tiếp điểm sẽ hạn chế tối đa khả năng cháy nổ khi sự cố xảy ra.

Kết luận: Việc lựa chọn tín hiệu PNP hay NPN để sử dụng phụ thuộc vào bản chất của mạch mà thiết bị được sửa dụng. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã biết cách phân biệt tín hiệu PNP và NPN chính xác để có quyết định sử dụng trong từng trường hợp đúng nhất.

Tất cả tài liệu: 

>> Tham khảo các Khóa học tại Trung Tâm:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0984 957 127

Website: 

Fanpage: 

Email: plctech.daotao@gmail.com


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button