Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cách xác định chân C R S của bloc – dịch vụ sửa chữa điều hòa các quận hà nội giá rẻ nhất kiến thức mới năm 2023

Cách xác định chân C R S của bloc – dịch vụ sửa chữa điều hòa các quận hà nội giá rẻ nhất – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Bloc là  một linh kiện quan trọng  của điều hòa ,tủ lạnh . Điều hòa tủ lạnh sau khi hoạt động trong thời gian dài  bloc hay bị hỏng hoặc công suất kém dần  bloc hay bị ăn dòng gây hao tổn điện năng . Chính vì thế ta phải thay thế bloc khác . Để thay thế bloc khác thợ điện lạnh phải tính toán lựa chọn  bloc  sao cho phù hợp với công suất máy, tuy nhiên những bloc mới được nhà sản xuất đánh dấu các cực đấu điện ngời vỏ bloc còn các bloc cũ bị mờ ,mất tem  mác nên thợ sửa điều hòa phải đo xác định bằng đồng hồ để đấu điện cho chính xác ,

Bên trong máy nén tủ lạnh hoặc điều hòa là động cơ điện xoay chiều 1 pha với rotor và stator. Stator là phần đứng yên gồm 2 cuộn dây quấn lên các lõi thép đặt lệch nhau một góc. Cuộn đề có số lượng vòng quấn dày hơn cuộn chạy nên cuộn đề có dòng (A) cao và cuộn chạy có dòng (A) thấp hơn. Hai cuộn đề và chạy nối tiếp với nhau tại một điểm và đó gọi là chân Chung.

Cách xác định chân C (chung) R (chạy) R (đề) của Block

Cách 1: Xác định chân C R S dựa vào nắp chụp bằng nhựa, hoặc vành cao su gắn trên máy nén.
Trên nắp chụp nhựa hoặc vành cao su của máy nén có ký hiệu C R S tương đương với:
* C = Common: Chân Chung
* R = Run: Chân Chạy
* S = Start: Chân Đề

Cách 2: Xác định C R S dựa vào màu dây
Đối với máy lạnh một số hãng họ qui định màu dây:
– Dây màu trăng: Gắn vào chân chung
– Dây xanh: Gắn vào chân chạy
– Dây màu đỏ: Gắn vào chân đề

Cách 3: Xác định C R S bằng đồng hồ VOM
Để xác định chung (C) chạy (R) Đề (S) của máy nén bằng đồng hồ VOM chúng tiến hành 3 bước sau:
B1: Bật đồng hồ VOM về thang đo X1
B2: Xác định chân C: Dùng 2 que đo đo lần lượt 3 cặp chân. Cặp nào có điện trở lớn nhất chính là cặp RS (chạy và đề). Chân còn lại là C.
B3: Xác định chân R và S: Dùng 1 que đo gắn và chân C, que còn lại gắn vào 2 chân kia. Cặp nào có điện trở lớn hơn là chân S. Chân còn lại có điện trở thấp hơn là chân R.
Bằng cách trên đã xác định được 3 cặp C, R, S.
Cách đấu tụ cho động cơ điện xoay chiều 1 pha:


Để động cơ khởi động và quay cần phải dùng tụ điện. Chân Chung sẽ nối trực tiếp vào1 nguồn điện (có thể gắp thêm rờ le bảo vệ quá dòng (Tec mit / overload) trước chân C), chân đề và chân chạy nối vào 2 cực khác nhau của tụ điện. Một nguồn điện còn lại sẽ nối vào cực gắn chân Chạy của tụ điện.
Như vậy đã đấu xong tụ điện và cấp nguồn cho động cơ hoạt động.

Cách xác định nguồn điện blốc  sử dụng ;

Dùng  1 que đo vào chân C ,que còn lại gắn vào chân R rồi để ý kim đồng hồ ;

– Nếu điện  trở cuộn R > 10 ÔM thì động cơ sử dụng nguồn điện 220 V

– Nếu điện  trở cuộn R < 10 ÔM thì động cơ sử dụng nguồn điện 110 V

– Nếu điện  trở cuộn R < 5 ÔM thì động cơ bị chập cuộn R

Cách trên áp dụng cho bloc nhỏ với công suất 250W

st , suadiennuochanoi.vn

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button