Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cách chọn mua và bảo quản củ Dền (củ cải Tía) kiến thức mới năm 2023

Mục lục bài viết

Cách chọn mua và bảo quản củ Dền (củ cải Tía) – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023


0

Từ khóa: cách chọn mua và bảo quản củ dền

Củ Dền dân gian còn gọi là Củ cải Tía (tên tiếng Anh là BEETS). Từ thời La Mã cổ đại, người xưa đã thường xuyên sử dụng Củ Dền như một loại thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng bổ máu và làm tăng hưng phấn cũng như có sức khỏe tốt trong chuyện phòng the. Ở bài này mình sẽ giới thiệu cách chọn mua và bảo quản củ Dền cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là các chị em nội trợ.

Tủ lạnh

2 tuần

Tủ đông
tu-dong

12-18 tháng

Lưu ý: Không rửa củ Dền trước khi làm lạnh.

Mẹo chọn mua và chế biến củ Dền (củ cải Tía)

  • Nên chọn những củ chắc, vỏ ngoài không bị nhăn.
  • Củ dền có đáy tròn ngọt hơn củ dền đáy phẳng.
  • Không nên dùng lửa to khi nấu củ dền vì nhiệt độ cao làm mất các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hãy gọt vỏ củ dền trước khi nấu.
  • Không nên bỏ lá củ dền vì chúng cũng rất giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như acid folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C và sắt.
  • Không nên dùng củ dền để pha sữa vì có thể gây hại cho cơ thể.
  • Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền vì có thể gây ngộ độc.
  • Người có tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn, uống nước ép củ dền.

Mẹo bảo quản củ Dền (củ cải Tía)

  • Lưu trữ củ Dền trong túi nhựa trong tủ lạnh; không rửa củ Dền trước khi làm lạnh.
  • Để đông lạnh dài hạn: Nấu chín
    • (1) Rửa củ Dền và sắt thành từng lát nhỏ có chiều dày khoảng 1 lóng tay (khoảng 1,2-1,5cm)
    • (2) Nấu củ Dền cho đến khi mềm; 
    • (3) Làm lạnh bằng nước đun sôi để nguội;
    • (4) Sau đó cắt củ Dền thành từng lát hoặc thành từng viên hình vuông hoặc hình chữ nhật nhỏ hơn và vừa ăn.
    • (5) Đặt trong hộp thủy tinh kín, hộp nhựa có nắp hoặc bịch nylon an toàn;
    • (6) Cho vào tủ đông lạnh / ngăn đông lạnh để bảo quản. Thời gian tối đa là 18 tháng
  • Thời gian tủ lạnh hiển thị chỉ cho chất lượng tốt nhất – thực phẩm được giữ liên tục đông lạnh ở -18 ° C sẽ giữ an toàn vô thời hạn.

Thông tin dinh dưỡng của Củ Dền (Củ cải Tía)

Giá trị dinh dưỡng trong 100g Củ Dền
Calo 43 kcal
Lipid 0,2 g
Cholesterol 0 mg
Natri 78 mg
Kali 325 mg
Cacbohydrat 10 g
Chất xơ 2,8 g
Đường 7 g
<span”>Protein 1,6 g
Canxi 16 mg
Sắt 0,8 mg
Magie 23 mg
Vitamin A 33 IU
Vitamin C 4,9 mg
Vitamin D 0 IU
Vitamin B6 0,1 mg
Vitamin B12 0 µg

I/. Cách chọn và mua củ Dền tươi ngon

Từ 8 tháng tuổi trở nên, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm bằng củ dền xay nhuyễn. Khi mua nên chọn củ dền tươi, cầm chắc tay. Củ dền được bày bán quanh năm nhưng vụ mùa chính là từ tháng 6 – 10.

Chọn những củ dền chắc và vỏ bên ngoài không bị nhăn.

Củ dền với đáy tròn thì ngọt hơn củ dền với đáy phẳng.

II/. Cách bảo quản củ Dền trong tủ lạnh & tủ đông

Củ Dền có cách bảo quản tương đối dễ dàng. Bạn có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong thời gian tối đa 2 tuần. Hoặc bạn có thể cho trực tiếp củ Dền vào ngăn đông lạnh / tủ đông để bảo quản trong thời gian 12-18 tháng.

1. Các bảo quản củ Dền tươi trong tủ lạnh / tủ đông

Tủ lạnh
tu-lanh

2 tuần

Tủ đông
tu-dong

12-18 tháng
  • Không được rửa củ Dền trước khi làm lạnh.
  • Đừng nên bỏ lá củ dền vì chúng có thể được nấu chín như rau bina và cũng giàu các chất, axít folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C, và sắt.
  • Cho củ Dền vào các hộp thủy tinh, hộp nhựa hoặc túi nhựa trước khi cho vào tủ lạnh

2. Cách bảo quản củ Dền đã làm chín trong tủ lạnh / tủ đông

Tủ lạnh
tu-lanh

3-5 ngày

Tủ đông
tu-dong

12-18 tháng

Để đông lạnh:

  • (1) Rửa củ Dền và sắt thành từng lát nhỏ có chiều dày khoảng 1 lóng tay (khoảng 1,2-1,5cm)
  • (2) Nấu củ Dền cho đến khi mềm; 
  • (3) Làm lạnh bằng nước đun sôi để nguội;
  • (4) Sau đó cắt củ Dền thành từng lát hoặc thành từng viên hình vuông hoặc hình chữ nhật nhỏ hơn và vừa ăn.
  • (5) Đặt trong hộp thủy tinh kín, hộp nhựa có nắp hoặc bịch nylon an toàn;
  • (6) Cho vào tủ đông lạnh / ngăn đông lạnh để bảo quản. Thời gian tối đa là 18 tháng

Thời gian tủ lạnh hiển thị chỉ cho chất lượng tốt nhất – thực phẩm được giữ liên tục đông lạnh ở -18 ° C sẽ giữ an toàn vô thời hạn.

III/. Công dụng và lợi ích của củ Dền

Củ dền từ lâu đã nổi tiếng với những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe cho hầu hết các phần của cơ thể. Ăn củ dền đỏ giúp chống ung thư, cải thiện gan, chống lại viêm nhiễm, trị viêm loét dạ dày, cân bằng huyết áp, giúp bài độc, chống đột quỵ và ngừa bệnh tim.

Rảo quanh các hàng rau, thấy có những củ màu đo đỏ – tim tím, nhìn thấy có vẻ đẹp mắt, đó chỉ là vẻ bề ngoài của củ dền. Còn nhiều điều lợi ích từ củ dền mà chúng ta chưa biết đến…

1. Giúp gan khỏe mạnh

Sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ.

Vì vậy, nếu bạn thừa cân, hãy uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày của bạn, nó sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cả lá và củ của cây rau dền là những chất tẩy sạch rất hiệu quả và có tác dụng bổ máu.

2. Ổn định trạng thái tinh thần

Ngoài những hóa chất thực vật chất xơ…, củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine.

Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.

3. Ổn định huyết áp

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt.

Các nhà khoa học cho rằng chính hàm lượng nitrate cao trong củ dền có thể góp phần giúp giảm huyết áp.

Tất cả các tính năng chữa bệnh và dược tính của củ dền có hiệu quả làm cho huyết áp trở lại bình thường, chẳng hạn như giảm huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thấp.

4. Chống đột quỵ và ngừa bệnh đau tim

Nước củ dền đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp.

Nó có tác dụng đối với 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành và là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ.

Hầu hết chúng ta không thích các loại nước uống màu đỏ vào buổi sáng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy sẽ thật tốt cho sức khỏe nếu bạn thêm nước ép củ dền đỏ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

5. Hạ Cholesterol % chống Oxy hóa

Ngoài ra, củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.

6. Chữa chứng thiếu máu

Hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể.

Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao.

8. Chống xơ vữa động mạch

Nước ép củ dền có màu đỏ thẫm này có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch.

9. Ngăn ngừa Giãn tĩnh mạch

trong cách thức tương tự mà nước ép củ dền giúp giữ độ đàn hồi của động mạch, tiêu thụ thường xuyên nước ép củ dền còn giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.

10. Tăng cường hệ miễn dịch

Các vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng.

Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.

11. Giúp bạn tươi trẻ hơn

củ dền đỏ chứa hợp chất betaine giúp thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể. Theo nghĩa đen, ăn củ dền đỏ (tươi) khiến tâm trạng bạn sảng khoái, dễ tươi cười.

12. Ngăn ngừa ung thư

nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines – vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.

13. Chống nhiễm toan

độ kiềm của cây rau dền rất cần thiết và hiệu quả trong việc chống lại chứng nhiễm toan.

14. Trị loét dạ dày

pha mật ong với nước ép củ dền và uống hai hoặc ba lần một tuần khi bụng đói (thường xuyên hơn nếu cơ thể bạn làm quen được với nước ép củ dền). Nó giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.

15. Hỗ trợ giảm chứng táo bón

Hàm lượng cellulose giúp bài tiết được dễ dàng. Uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp giảm được chứng táo bón mãn tính.

16. Bài trừ độc tố

Chất choline trong nước ép rau dền không chỉ là chất bài trừ độc tố ở gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều, miễn là đã cai nghiện rượu.

17. Bệnh về túi mật và thận

cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

18. Gan hoặc mật

các tính năng làm sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật, như vàng da, viêm gan, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Vắt chanh vào nước ép củ dền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh này.

19. Bệnh gút

Có thể được chữa trị rất hiệu quả bởi tính năng tẩy sạch của củ Dền.

IV/. Nguy cơ gây ngộ độc nếu lạm dụng củ Dền vì hàm lượng Nitrat cao

Củ Dền có thể gây ngộ độc nếu bị lạm dụng!

Dù củ dền là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng loại củ này bởi nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tử vong.

Nhiều mẹ lầm tưởng củ dền bổ máu nên đem luộc củ dền rồi lấy nước pha sữa cho bé dẫn tới việc bé bị ngộ độc củ dền. Nguyên nhân là do củ dền chứa hàm lượng nitrat cao.

Ăn quá nhiều củ dền gây hiện tượng methemoglobin máu. Khi ấy, bé bị tím tái, ngạt thở, nghiêm trọng hơn là dẫn tới tử vong.

Củ dền được xếp vào nhóm rau củ có hàm lượng nitrate cao so với các loại rau củ khác, và có nguy cơ gây ngộ độc.

Khi vào cơ thể, nitrate sẽ chuyển hóa thành nitrit, kết hợp với hồng cầu thành chất Methemoglobin (MetHb), ngăn cản việc liên kết và vận chuyển ôxy, gây thiếu ôxy máu.

Người có tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép

Vì nước ép củ dền rất mạnh, không nên uống quá nhiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn chưa quen với nó.

Đối với người mới bắt đầu uống, hãy ép nửa củ dền loại trung bình mỗi tuần một lần, từ từ tăng lên ép nguyên củ mỗi tuần một lần.

Nước ép củ dền rất mạnh có thể gây ra chóng mặt trong quá trình tẩy sạch khi chất độc đang được loại bỏ.

Quá trình này có thể gây ra khó chịu trong người nhưng không có gì phải lo lắng.

Trong thời gian này, uống nhiều nước cũng để bài tiết chất độc ra ngoài.

Không dùng nước củ Dền để pha sữa: nước củ dền có thể tác hại nếu dùng để pha sữa; do vậy không được dùng nước củ dền để pha sữa. Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước củ dền bổ cho máu. Điều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4,5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc.

Ngộ độc có liên quan đến rau củ là ngộ độc chất nitrate có trong thành phần một số loại rau củ, trên lâm sàng gây ra hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (viết tắt là MetHb) làm cho trẻ biểu hiện xanh tím và nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị ngộ độc củ dền, trẻ có biểu hiện xanh tím, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Với trẻ lớn trên 6 tuổi và người lớn, cơ thể có khả năng chuyển hóa, giải độc tốt hơn, sẽ khử Methemoglobin biến trở lại thành Hemoglobin, trong khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, sự giải độc này rất chậm và khó khăn hơn nhiều.

Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền.

V/. Lưu ý khi chế biến của Dền

1. Một số lưu ý khi mua, cách chế biến và ăn củ Dền

  • Không nên nấu củ dền dưới lửa lớn vì nhiệt độ cao làm mất chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Không nên bỏ lá củ dền vì chúng cũng rất giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như acid folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C và sắt.
  • Không nên dùng củ dền để pha sữa vì có thể gây hại cho cơ thể.
  • Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền vì có thể gây ngộ độc.
  • Người có tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn, uống nước ép củ dền.

1. Chế biến món ăn bổ dưỡng cho bé

Làm sạch. Củ dền mua về ngắt cuống, rửa sạch sau đó gọt vỏ và thái thành từng miếng nhỏ để dễ xay.

Hấp củ dền trong nồi nước khoảng 10 – 15 phút trên một cái rổ inox cho mềm rồi đem tráng lại bằng nước lạnh cho bớt nóng. Sau đó, đem đổ vào máy xay, xay nhuyễn.

Lưu ý: Đối với bé 10 tháng tuổi, bạn có thể thái hạt lựu rồi hấp mềm cho bé cầm tay ăn, không cần phải xay nhuyễn.

Nên kết hợp. Trong củ dền có hàm lượng nitrat khá cao, vì vậy bạn không nên cho con ăn riêng một mình mà hãy kết hợp với một số loại thực phẩm khác như: Nước sốt táo, nho khô, khoai lang, khoai tây, gạo lức, thịt heo, bò, gà…

—-

Xem thêm tóm tắt lại phần này:

Bạn có thể nạo củ dền cho bé ăn sống. Củ dền đã nấu chín thì có vị ngonvà nhiều màu. Vì thế chúng thích hợp làm vật trang trí hay thậm chí làm phẩm màu trong thức ăn cho bé. Màu củ dền rất khó giặt cho nên bạn hãy dùng một chiếc yếm tốt khi cho bé ăn và củ dền. Bạn cũng nên biết là vài giờ sau khi bé ăn củ dền, bô của bé sẽ có màu đỏ. Bản thân tôi cũng đã từng rất hoảng sợ khi lần đầu thấy có màu đỏ củ dền trong tã của bé và điều tôi nghĩ đến đầu tiên là máu! Bạn neen xem phần Xua đi nỗi sợ hãi . Tuy vậy, củ dền lại là người hướng dẫn khá chuyên nghiệp trong quá trình tiêu hóa của bé.

LƯU Ý: Vết củ dền trên vải, hộp nhựa và gỗ thì không thể giặt sạch được.

Trẻ ít nhất phải : 9 tháng đối với củ dền đã nấu chín; 10 tháng đối với củ dền sống và đã nạo. Hãy xem lưu ý về nitrat.

Đương lượng: 6 củ vừa = 500g = 2 tách xắt mỏng.

Mùa: Có quanh năm, rộ nhất từ tháng 6 đến tháng 10.

Chọn: Củ dền khi bán có thể có phần đầu màu xanh hoặc không. Phần đầu được gọi là lá củ dền trông phải tươi và có những đường gân mỏng. Lá phải có màu xanh đậm, không có rìa màu nâu hay đỏ(lá củ dền có thế ăn được). Nếu củ dền không có lá thì nên còn phần cuống trên đầu dài ít nhất là ½ tấc và rễ ở gốc nên dài ít nhất là 2 tấc. Củ phải có vỏ chắc khỏe, trơn, màu đỏ sậm và không có vết nứt hay những chỗ mềm. Ngoài ra, củ cũng không nên có chỗ bị đóng vảy hay vòng tròn trên đầu, chúng phải có hình cầu đều (tròn) và không bị kéo dài ra. Bạn nên mua củ dền nhỏ và vừa vì loại to thường cứng và lõi bên trong sẽ như gỗ, không ăn được.

Dự trữ: cũng như đối với các loại rau cải khác, bạn phải lấy bỏ lá ngay để nó không hút hết hơi ẩm của củ. Đừng quên để lại một hay hai tấc cuống trên củ, nếu không củ sẽ chảy nước trong lúc nấu. Bạn hãy xem phần rau cải để có thêm thông tin về cách dự trữ lá củ dền. Bạn cũng đừng nên cắt bỏ phần rễ gốc. Củ rền trông túi nhựa sẽ giữ được đến 10 ngày.

Chuẩn bị trước khi nấu: Mở nước lạnh và chà sạch củ dền dưới nước đang chảy.

Lò vi ba: Truớc khi nấu, bạn hãy dùng nĩa đâm củ dền. Đến với 500g củ dền ( khoảng 6 củ vừa), bạn cho ¼ đến ½ tách nước vào đĩa lò vi – ba. Đậy lại và nấu trnong 16 phút. Để yên và đậy lại trong 5 phút.

Hấp: tôi không đưa ra cách hấp củ dền vì nó mất khoảng 60 phút!

Luộc: Ninh nhỏ lửa củ dền còn nguyên trong 2 giờ. Vỏ sẽ lột ra dễ dàng và nước trong củ dền cũng sẽ được giữ lại tốt hơn.

Nướng: Rửa sạch rồi bọc toàn bộ củ dền trong giấy nhôm và nướng ở 4000 F từ 90 phút đến 2 giờ vì củ dền càng lớn thì nướng càng lâu.

Lột vỏ và nghiền: Sau khi nấu củ dền, bạn hãy cắt bỏ cuống. Nếu muốn, bạn có thể để củ dền dưới nước lạnh đang chảy và lột vỏ trước khi nghiền nát.

Đông lạnh: Sử dụng phương pháp Thực phẩm viên hay Khay Đông Lạnh, củ dền sẽ giữ được trong 2 tháng.

Trồng : Xem cách trồng củ dền ở phần phụ lục Cửa sổ nhà bếp của bạn là một nguồn cây cỏ màu xanh.

VI/. Tổng hợp những lưu ý khi chế biến củ Dền cho bé

Củ dền là một trong những nguyên liệu phổ biến để dùng cho bé ăn dặm. Củ dền nấu cháo cho bé sẽ mang lại màu sắc thật bắt mắt, đồng thời mang đến vị ngọt đặc trưng đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chế biến củ dền đúng cách để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho bé.
Dùng củ dền nấu cháo cho bé là lựa chọn lý tưởng khi mẹ đang tìm những nguyên liệu bổ dưỡng để nấu cháo ăn dặm cho con. Với màu đỏ và vị ngọt đậm đà, củ dền sẽ giúp kích thích vị giác của bé rất tốt. Mẹ nên chú ý đến thời điểm, số lượng và cách chế biến khi dùng củ dền để đảm bảo bé cưng có thể tiêu hóa tốt những món ăn dặm có nguyên liệu này.

1. Khi nào có thể cho bé làm quen với củ dền?

Từ tháng thứ 6, sữa mẹ sẽ giảm dần tỉ trọng trong lượng dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cho đến khi bé được cai sữa hoàn toàn. Việc ăn dặm khi bé 6 tháng tuổi giúp mang lại những dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu ngày càng cao của bé.

Những loại rau củ an toàn để giới thiệu cho bé ở tuổi này bao gồm cà chua, cà rốt, khoai lang, khoai tây… Tuy nhiên, đối với củ dền thì khác. Mẹ có thể cần phải chờ thêm 1-2 tháng trước khi thêm món củ dền vào cháo ăn dặm cho bé.

Thời điểm thích hợp nhất để giới thiệu món củ dền đến bé là khi cục cưng đã được 8 đến 10 tháng. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã đủ khỏe để “xử lý” hầu hết các loại rau củ. Hơn nữa, vì vị của củ dền khá đậm, mẹ không nên cho bé ăn quá sớm vì bé sẽ khó tiếp nhận hương vị này.

Khi mới tập làm quen với bất kỳ loại rau củ nào, mẹ cũng chỉ nên bắt đầu với một lượng nhỏ. Trong khẩu phần ăn của bé 8-10 tháng, mẹ có thể thêm 2 muỗng củ dền nghiền nhuyễn.

2. Tác dụng của củ dền với trẻ nhỏ

Củ dền có chứa nhiều chất dinh dưỡng và đây là lựa chọn khá lý tưởng cho trẻ trong lứa tuổi ăn dặm và các bé tập ăn cơm.

  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Củ dền chứa các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sắt, canxi, ma-giê, kali đồng thời cung cấp vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, E, K. Một chế độ ăn nghèo vitamin có thể dẫn đến các chứng bệnh như thấp còi, quáng gà, thiếu máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Chính vì vậy, những thưc phẩm giàu dinh dưỡng như củ dền cần được bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của bé.
    Phòng ngừa thiếu máu: Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất dễ xảy ra ở trẻ trên 6 tháng, vì lúc này lượng sắt dự trữ từ khi còn trong bụng mẹ đã bắt đầu mất dần. Trong củ dền có một lượng chất sắt tương đối dồi dào, giúp bé phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Củ dền mang đến cho các bé một lượng chất xơ phong phú, giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
  • Hữu ích cho não bộ: Củ dền giúp cải thiện tuần hoàn máu trong não, có lợi cho sự phát triển của trẻ.
    Bảo vệ gan: 2 thìa nước ép củ dền có thể giúp ích cho các bé bị vàng da, giúp bảo vệ vùng gan của trẻ.

3. Dùng củ dền nấu cháo cho bé, cẩn thận kẻo sai cách

  • Tuy củ dền mang đến rất nhiều lợi ích cho bé, nhưng mẹ nhớ nấu cho con ăn đúng cách, đúng lượng kẻo lợi bất cập hại nhé.
  • Giới hạn lượng dùng: Bé dưới 1 tuổi chỉ nên dùng 1 đến 2 thìa củ dền trong một khẩu phần ăn. Lý do nằm ở thành phần nitrate trong củ dền. Một lượng lớn chất này làm trẻ rất khó tiêu hóa.
  • Nấu chín hoặc hấp trước khi chế biến món ăn cho bé: Vì thành phần có chứa nitrate, mẹ nên hấp hoặc luộc chín củ dền trước khi chế biến các món ăn cho bé như cháo hay nước ép.
  • Thử phản ứng dị ứng: Như bất kỳ loại rau nào, củ dền cũng nên được giới thiệu và theo dõi ít nhất 4 ngày trước khi chính thức trở thành một thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của bé. Điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm.
  • Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng: Thành phần nitrate trong củ dền có thể gây ngộ độc cho trẻ.
  • Không dùng thường xuyên: Vì cơ thể trẻ nhỏ không thể chuyển hóa lượng nitrat lớn nên mẹ không nên cho con ăn củ dền thường xuyên. Nitrate tích tụ trong máu sẽ dẫn đến khó thở, tím tái, suy hô hấp.

Trước đây, có rất nhiều mẹ cho rằng ăn củ dền giúp trẻ bổ máu, do đó, cho con ăn thật nhiều món này mà không biết nguy cơ ngộ độc cận kề. Dùng củ dền nấu cháo cho bé, mẹ cần chú ý áp dụng những lời khuyên kể trên, sẽ luôn có được một món ăn dặm bổ dưỡng, có ích cho trẻ.

VI/. Lời kết

Cảm ơn các mẹ đã tham khảo bài viết chia sẻ cách chọn mua và bảo quản củ Dền (củ cải tía). Chúc các mẹ luôn có những bữa ăn ngon miệng và ấm cúng cùng gia đình.

Nguồn tham khảo:

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button