Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Body shaming là gì? Cách để vượt qua nỗi sợ body shaming hiệu quả nhất kiến thức mới năm 2023

Body shaming là gì? Cách để vượt qua nỗi sợ body shaming hiệu quả nhất – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít lần chúng ta đã từng được nghe về body shaming. Tuy nhiên, biểu hiện của Body Shaming là gì? Vì sao mọi người thích việc body shaming người khác đến vậy? Làm cách nào để vượt qua nỗi sợ khi bị Body Shaming? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Body shaming là gì? Cần làm gì để vượt qua nỗi sợ body shaming?

Body shaming là gì?

Body shaming dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “miệt thị ngoại hình”. Đây là hình thức dùng ngôn từ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Việc chê bai này khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Bên cạnh đó, không ít trường hợp vì quá tự ti về khuyết điểm của bản thân nên tự body shaming chính mình 

Body shaming nghĩa là gì?
Body shaming nghĩa là gì?

Biến thể của body shaming

Ngày nay, người ta không chỉ sử dụng body shaming mà đã biến tấu, thay thế chúng bằng nhiều cách nói khác nhau như: body samsung, body xiaomi, body Sam Smith… 

Việc cố ý sai chính tả này nhằm mục đích “tăng độ mặn” cũng như đả kích thái độ “body shaming” của một ai đó.

Nguồn gốc của body shaming?

Body shaming xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1997. 

Quá trình công nghiệp hoá diễn ra vào thế kỷ 19, 20 đã giúp nguồn cung thực phẩm dồi dào đến mức dư thừa. Lúc này, người Béo không còn là biểu tượng của giàu sang phú quý mà bị coi như khuyết điểm đem ra để chế giễu, trêu đùa. 

Khởi nguồn từ một bức ảnh quảng cáo của dịch vụ mai mối Ashley Madison đăng trên tờ New York Metro năm 2011 đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. Nữ người mẫu có chút mập mập trong quảng cáo, từ một người tự tin về hình thể, trở nên mặc cảm, vì hình ảnh cá nhân bị khai thác như một trò đùa.

Từ đây, động từ body shaming được đưa vào sử dụng, phản ánh tình trạng đáng báo động của hành động miệt thị ngoại hình.

Đến khoảng năm 2016, body shaming mới bắt đầu xuất hiện trong hệ thống tìm kiếm Google của Việt Nam. Sau hàng loạt các nghệ sĩ Việt bị miệt thị ngoại hình thì khái niệm này trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Biểu hiện của Body Shaming

Body Shaming có 2 hình thức biểu hiện thường gặp đó là: Chê bai miệt thị người khác và tự chê bai miệt thị chính bản thân. 

Chê bai, miệt thị người khác

Dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu dù là trên mạng xã hội hay trong cuộc sống hàng ngày những câu nói chê bai miệt thị ví dụ như: Béo như heo, gầy như nghiện, ăn đu đủ không cần thìa,…Và còn rất nhiều câu nói đáng sợ hơn, nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người bị miệt thị mà còn gây ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của người khác.

Đặc biệt, khi mạng xã hội càng phát triển thì hành vi body shaming càng phổ biến hơn. 

Chê bai miệt thị bản thân

Những người tự ti về khuyết điểm của bản thân thường có xu hướng  body shaming chính bản thân mình. Họ cảm thấy mặc cảm và không hài lòng với ngoại hình của chính mình. Họ luôn đánh giá bản thân ở mức rất thấp, hoặc so sánh bản thân với người khác. Bởi sự tự ti nên mỗi khi xuất hiện trước mặt mọi người và đám đông, họ luôn e ngại và muốn giấu đi ngoại hình của bản thân. 

Vì sao body shaming phổ biến?

Xuất phát điểm của body shaming là từ phương Tây. Tuy nhiên, ngày nay body shaming giường như trở nên phổ biến ở phương Đông nhiều hơn. Một phần nguyên nhân được giải thích là do tính tập thể Á Đông khiến chúng ta có xu hướng để ý những thứ lệch chuẩn. 

Sự giao thoa văn hóa giữa nhiều thế hệ, đi kèm quan điểm khác biệt về tiêu chuẩn sắc đẹp đã tạo ra những “trận khẩu chiến” body shaming:

Ví dụ như:

  • Fat-shaming (Sinh con xong, tăng cân nhiều nhỉ, hồi trước thon thả như thế… Giảm cân đi cho đẹp.)
  • Thin-shaming (Gầy quá, sao ăn mãi không lớn thế con?)
  • Fit-shaming (Mặt V-line xinh thế, có sửa gì không? )

Tác động tiêu cực của Body Shaming 

Những lời nói bông đùa ngoại hình người khác có thể không mang hàm ý tiêu cực, đôi khi chỉ là để đùa vui. Tuy nhiên, người bị trêu đùa chắc chắn sẽ không vui chút nào. Và tồi tệ hơn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và sức khỏe họ, cụ thể:

Khiến bản thân trở nên tự ti

Khi phải nghe những lời chê bãi từ người khác, nhiều người có xu hướng trở nên tự ti, nhút nhát và dần né tránh mọi người xung quanh. 

Đặc biệt, body shaming với các bé đang độ tuổi dậy thì, đang rất nhạy cảm có thể khiến các bé có những suy nghĩ bồng bột, đôi khi không chịu nổi áp lực dẫn đến những hành vi tiêu cực. 

Body shaming khiến bản thân trở nên tự ti
Body shaming khiến bản thân trở nên tự ti

Tinh thần suy sụp, sức khỏe ảnh hưởng 

Khi nhận về quá nhiều lời lẽ body shaming, chắc chắn họ không chỉ cảm thấy buồn mà ngày càng suy sụp tinh thần. Nặng nề hơn thì họ sẽ bị ám ảnh, trầm cảm. Sức khỏe từ đây sẽ giảm sút rất nhiều.

Sử dụng các phương pháp làm đẹp phản khoa học

Khi bị chê bai về ngoại hình quá nhiều, họ sẽ tìm đến các phương pháp làm đẹp nhanh, phản khoa học. Từ đó, dẫn đến việc sử dụng các phương pháp giảm cân cấp tốc, gây hại cho sức khỏe. 

Cần làm gì để vượt qua nỗi sợ body shaming?

Học cách hài lòng với bản thân

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Vì vậy chúng ta không nên tập trung quá nhiều đến lời nói Body Shaming từ người khác. Thay vào đó, hãy học cách chấp nhận và hài lòng với bản thân mình. Tập luyện hàng ngày, chăm sóc bản thân tốt hơn để có được ngoại hình mong muốn. 

Nhiều người lợi dụng việc Body Shaming để nâng cao bản thân họ lên và dìm người khác xuống. Vì vậy, đừng “mắc bẫy” của họ mà tự đánh giá thấp hay tự ti về bản thân mình nhé!. Chúng ta luôn đẹp nhất khi chúng ta tự tin.

Hãy tự tin với bản thân mình
Hãy tự tin với bản thân mình

Học cách yêu thương bản thân

Học cách yêu thương bản thân là điều đầu tiên chúng ta nên học trước khi học bất kỳ điều gì khác. Khi chúng ta yêu thương bản thân , biết chăm sóc và đầu tư cho bản thân mình nhiều hơn thì chắc chắn sẽ cảm thấy vui vẻ tự tin hơn. Bởi vẻ bề ngoài luôn có thể thay đổi, quan trọng là suy nghĩ, thái độ sống của chính chúng ta. 

Rèn luyện và chăm sóc bản thân

Việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất, giúp chúng ta có ngoài hình đẹp hơn mà đây còn là cách hiệu quả để cải thiện tinh thần 

Đừng quên skincare thường xuyên để có một làn da đẹp, khuôn mặt tự tin hơn. 

Xem thêm >>>

Dám nói lên cảm xúc của bản thân

Khi bị người khác Body Shaming, dù là cố ý miệt thị hay chỉ với mục đích trêu đùa thì nếu bạn cảm thấy bị tổn thương và không vui, hãy nói lên cảm xúc của bản thân để với những người yêu thương chúng ta, họ sẽ không lặp lại hành vi này nữa.

Còn đối với những người không thích chúng ta, thì dù chúng ta có đẹp họ vẫn chê nên không cần để tâm đến những người này. Hãy bỏ ngoài tai những lời nói đó và tự tin lên, đừng để bản thân bị tổn thương vì hành vi Body Shaming nhé! 

Hiểu được Body Shaming là gì, chúng ta sẽ biết cách điều chỉnh thái độ và hành vi đúng mực hơn; để không vô tình làm tổn thương người khác vì hành vi trêu đùa vô ý của mình và luôn tự tin và yêu thương bản thân mình hơn nhé. Ai cũng xứng đáng được yêu thương và trân trọng đúng không nào?

 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button