Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh mùa đông “chuẩn” khoa học – mẹ đã biết chưa? – Golmart kiến thức mới năm 2023

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh mùa đông “chuẩn” khoa học – mẹ đã biết chưa? – Golmart – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023


Bí quyết chăm trẻ sơ sinh mùa đông “chuẩn” khoa học – mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh trẻ dễ mắc phải các bệnh như viêm họng, sổ mũi, cảm lạnh, viêm phổi… Vậy bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông như thế nào? Cha mẹ và người thân trong gia đình cần lưu ý điều gì để chăm sóc bé đúng cách giúp bé luôn khỏe mạnh. Hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm chăm sóc bé sơ sinh mùa đông chuẩn khoa học trong bài viết sau.

1. Giữ ấm cho trẻ đúng cách

Vào mùa đông, giữ ấm cho trẻ là công việc rất quan trọng. Bởi vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, nên khi không giữ đủ ấm trẻ rất dễ bị mất nhiệt. Để giữ ấm cho trẻ đúng cách cha mẹ nên lưu ý những nguyên tắc sau:

Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là phần thóp, cổ, ngực, hai bàn chân. Vậy mẹ nên cho bé mặc ấm, đội mũ mềm, đeo tất chân và bao tay.

Tuy nhiên không nên mặc quá nhiều quần áo hay ủ bé quá kỹ. Vì khi bé đổ nhiều mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại, khiến bé dễ bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra xem phần cổ và lưng bé có bị đổ mồ hôi hay áo trong của bé có bị ẩm hay không để kịp thời lau khô người hoặc thay áo trong cho bé.

Các mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã và vạch báo đầy để thay tã cho bé tránh tã ướt quá lâu làm cho cho cơ thể bé bị nhiễm lạnh.

Mẹ cũng nên để ý về thay đổi nhiệt độ ngày đêm. Về ban đêm cần giữ ấm cho trẻ kỹ hơn do nhiệt độ hạ xuống thấp hơn.

Bên cạnh giữ ấm bằng quần áo cho bé, việc đảm bảo nhiệt độ môi trường xung quanh phù hợp cũng rất quan trọng:

Nhiệt độ thích hợp duy trì trong phòng của bé là 25 – 28 độ C. Nên giữ cho phòng thông thoáng nhưng tránh mở cửa sổ hướng gió lùa.

Gia đình có thể sử dụng quạt sưởi, đèn sưởi, điều hòa nhưng tuyệt đối không nên dùng bếp than do sinh khí CO2 có thể gây độc và gây ngạt trong môi trường kín.

Mặc áo ấm, đội mũ, đeo bao tay, tất chân giúp giữ ấm cho bé sơ sinh

2. Bảo vệ làn da của trẻ

Thời tiết lạnh, các mẹ thường hay hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên việc hạn chế vệ sinh, tắm rửa còn có thể làm tăng nguy cơ gây hăm, viêm nhiễm lỗ chân lông ở bé. Một số lưu ý để cha mẹ tắm cho bé đúng cách:

Tần suất tắm cho bé: 2 – 3 ngày/ lần. Do mùa đông bé ra ít mồ hôi nên không nhất thiết phải tắm hàng ngày nhưng cũng không nên để quá lâu khiến các chất bám trên da bé làm bít lỗ chân lông gây viêm nhiễm.

Nên tắm cho bé trong phòng kín, tránh gió lùa. Trước khi tắm nên bật đèn sưởi hoặc quạt sưởi khoảng 10 – 15 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm.

Nhiệt độ nước nên để ấm bằng nhiệt độ cơ thể khoảng 36 – 37 độ C.

Thời gian tắm cho bé trong khoảng 5 – 10 phút.

Nên tắm cho bé từ dưới lên, bắt đầu từ rửa chân cho bé rồi tắm dần lên trên. Mẹ nên gội đầu cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt.

Mẹ nên tắm kỹ cho bé các vị trí có nếp gấp như: cổ, nách, khuỷu tay, khuỷu chân và vùng mông, bẹn.

Da bé vào mùa đông thường dễ bị khô, nứt nẻ do nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp. Vào thời điểm này, mẹ có thể dưỡng ẩm cho bé bằng các loại kem dưỡng ẩm, lotion dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm này có chứa các thành phần từ thiên nhiên, không chứa hương liệu an toàn cho trẻ. Thời điểm dùng kem dưỡng ẩm thích hợp nhất là bôi cho bé sau khi tắm. Chú ý, mẹ không nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm của người lớn để bôi cho bé.

Cho dù vào mùa đông nhưng làn da của bé vẫn rất nhạy cảm, khi mặc nhiều quần áo để giữ ấm sẽ dễ khiến da bé bị nóng và bí. Mẹ cần quan tâm đến độ thấm hút của bỉm để chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo vùng bẹn và mông luôn khô ráo. Bên cạnh đó thì mẹ cũng cần biết bé mấy tháng mặc tã quần để chọn được loại tã bỉm phù hợp với giai đoạn phát triển của con.

Chăm sóc làn da cho trẻ đúng cách giúp hạn chế hăm tã.

3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Nhiều gia đình vào mùa đông thường giữ bé ở phòng kín trong thời gian dài để bảo vệ bé không bị ốm khi ra ngoài trời lạnh, điều này là một quan điểm sai. Việc ở trong phòng kín lâu ngày là nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Trẻ cần được tiếp xúc và hoạt động ngoài trời để tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và thích nghi với các yếu tố thời tiết.

Ngoài ra bé cần được tắm nắng vào buổi sáng để hấp thụ Vitamin D phòng ngừa bệnh còi xương. Vào mùa đông, thời gian buổi sáng từ 8h đến 9h90 là lý tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời. Khi cho trẻ ra ngoài trời, mẹ cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm và thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang ốm, tránh những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, thuốc lá,…

Trẻ sơ sinh thời gian ngủ dài, trẻ nhỏ thường hay đạp chăn khiến cho bé bị lạnh gây ho, đau bụng lạnh,… Mách nhỏ cho mẹ cách đơn giản để tránh cho bé khi ngủ đạp chăn gây lạnh đó là mẹ nên mặc cho bé loại áo liền quần, đi tất và đắp chăn túi cho bé.

Chế độ sinh hoạt khoa học giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng

Trên đây là những bí quyết giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng cách. Cha mẹ và gia đình nên lưu ý những nguyên tắc trong chăm sóc trong chế độ sinh hoạt, giữ ấm và chăm sóc da, chống hăm tã giúp bé có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt nhất.

.

.

.

.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button