Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

8 NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN ĐỒNG HỒ ĐO BỊ HỎNG kiến thức mới năm 2023

8 NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN ĐỒNG HỒ ĐO BỊ HỎNG – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Đồng hồ áp suất thuỷ lực bị hỏng có thể do một trong 8 nguyên nhân sau: chấn động cơ học, xung động, nhiệt độ khắc nghiệt, xung áp, quá áp, ăn mòn, tắc nghẽn, và thao tác sai.

Đồng hồ áp suất là một phần không thể thiếu trong hệ thống cảnh báo. Bằng cách liên tục đo áp suất, thiết bị này cho phép người sử dụng xem quá trình hoạt động đang diễn ra như thế nào. Các loại đồng hồ này được thiết kế chắc chắn và có thể được sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, ngay cả những chiếc đồng hồ tốt nhất cũng sẽ bị hỏng nếu chúng không được thiết kế cho một ứng dụng hoặc điều kiện cụ thể.

CÁCH ĐỒNG HỒ ÁP HOẠT ĐỘNG

Trước khi tìm hiểu lý do và cách khắc phục sự cố, điều quan trọng trước tiên là phải hiểu cách hoạt động bên trong của đồng hồ đo cơ học, trong đó phổ biến nhất là loại đồng hồ đo áp suất dạng ống Bourdon.

Ống Bourdon là một lò xo rỗng hình chữ C nằm bên trong vỏ đồng hồ. Khi ống này chịu áp suất từ dung môi cần đo, nó bắt đầu chuyển động – giống như một quả bóng đang cố gắng cân bằng. Chuyển động này được chuyển dịch thông qua một thanh nối được gắn ở cuối ống Bourdon đến kim chỉ thị trên mặt đồng hồ.

Sơ đồ ống Bourdon bên trong đồng hồ đo

8 NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT HỎNG

Khi đồng hồ đo áp suất không hoạt động, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ ít nhất một trong tám lý do sau:

1. CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chấn động là nguyên nhân chính gây ra hỏng hóc cho đồng hồ đo áp suất trong các cơ sở sản xuất. Chấn động có tác động xấu đến độ chính xác của thiết bị đo theo hai cách. Đầu tiên, rất khó để đọc số liệu trên mặt đồng hồ khi kim chỉ đang rung. Thứ hai, các hỏng hóc tích luỹ do chấn động có thể di chuyển kim trỏ ra khỏi mức 0, tạo ra các kết quả đọc không chính xác.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC

  • Mạt / bụi kim loại tạo thành quầng tròn xung quanh bánh răng bên trong đồng hồ
  • Kim chỉ rụng khi gặp chấn động lớn
Vòng tròn xung quanh bánh răng, kim chỉ rụng

CÁC RỦI RO DO CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC GÂY RA

  • Các bộ phận bên trong đồng hồ đo bị hỏng, hao mòn.
  • Số liệu đo mất chính xác.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lực.
Bánh răng và thanh dẫn bị mòn răng

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC

Đối với hầu hết các trường hợp, đổ dầu vào bên trong vỏ là cách thuận tiện và tiết kiệm chi phí nhất để bảo vệ đồng hồ đo khỏi các chấn động. Chất làm đầy glycerin hoặc dầu silicone đóng vai trò như một van điều tiết để làm chậm chuyển động. Nó cũng bôi trơn bánh răng do đó giảm mài mòn và kéo dài tuổi thọ của đồng hồ đo.

Màng đo áp xuất

2. XUNG ĐỘNG

Chấn động là dao động thường xuyên của các bộ phận cơ khí. Mặt khác, xung động là sự tăng-giảm áp đột ngột liên tục của hệ thống.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA XUNG ĐỘNG

  • Kim chỉ rung
  • Kim chỉ lỏng hoặc rụng đối với các xung động lớn.

CÁC RỦI RO DO XUNG ĐỘNG GÂY RA

  • Khó đọc kết quả đo chính xác
  • Các bộ phận bên trong đồng hồ đo bị hỏng, hao mòn.
  • Số liệu đo mất chính xác.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lực.
Kim chỉ rung

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU XUNG ĐỘNG

Cũng giống như đối với chấn động cơ học, đồng hồ có dầu bên trong là một giải pháp hiệu quả. Ngoài ra các loại van và thiết bị bảo vệ như giắc nối hãm áp cũng cho kết quả tương tự. Thiết bị này có một lỗ nhỏ để hạn chế và làm chậm áp lực trước khi vào đồng hồ đo. Chúng có giá rẻ và dễ dàng lắp đặt.

Van chống xung (trái), giắc nối hãm áp (phải)

Đối với các xung động lớn, ta nên sử dụng van chống xung hoặc van kim. Van chống xung hoạt động giống như các loại giắc hãm áp nhưng có nhiều tuỳ chọn về vật liệu, kích thước lỗ và dải áp suất. Van chống xung cũng ít bị tắc nghẽn hơn và dễ dàng điều chỉnh hơn nhờ vào vít điều chỉnh. Van kim cũng có tác dụng tiết lưu do đó làm giảm được các tác động của xung áp suất thuỷ lực. Những loại van và thiết bị giảm chấn này thường được tìm thấy trong các lò hơi.

3. NHIỆT ĐỘ KHẮC NGHIỆT

Các loại đồng hồ đo khác nhau có dải nhiệt độ hoạt động khác nhau. Cả về nhiệt độ môi trường xung quanh, chẳng hạn như nhiệt độ ở Bắc Cực hoặc xung quanh lò nung, và nhiệt độ của dầu thuỷ lực cần đo.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA NHIỆT ĐỘ KHẮC NGHIỆT

  • Mặt số hoặc dầu bên trong đồng hồ bị đổi màu, thường là màu vàng, cam, nâu hoặc đen.
  • Mặt số, vỏ đồng hồ bị chảy – thường do dầu thuỷ lực quá nóng.

CÁC RỦI RO DO NHIỆT ĐỘ KHẮC NGHIỆT GÂY RA

  • Khó đọc kết quả đo chính xác
  • Số liệu đo mất chính xác.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lực.
Đồng hồ bị đổi màu

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU NHIỆT ĐỘ KHẮC NGHIỆT

Bộ tản nhiệt đồng hồ

Một trong những giải pháp đó là sử dụng màng đo áp suất được thiết kế với ống mao dẫn cho phép đo áp suất ở những nơi có nhiệt độ và môi trường khắc nghiệt. Hoặc ta có thể sử dụng bộ tản nhiệt với các lá tản nhiệt mỏng giúp tăng diện tích bề mặt để làm mát đường dầu trước khi nó đến đồng hồ đo.

Thông thường đồng hồ thường được đổ đầy bằng Glycerin. Tuy nhiên đối với môi trường nhiệt độ khắc nghiệt, người ta thường dùng dầu silicon vì nó không bị đổi màu theo thời gian và đóng băng khi dưới 0 độ.

4. XUNG ÁP

Xung áp xảy ra khi áp suất tăng mạnh và sau đó giảm đột ngột. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều vấn đề cho đồng hồ đo nếu chúng không được thiết kế để chịu được xung áp.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA XUNG ÁP

  • Kim chỉ uốn cong như đuôi cá hoặc lưỡi câu, không chạm vào chốt dừng mức 0 thường xuyên.
  • Kim chỉ bị hỏng do nhấn quá mạnh vào chốt dừng.
  • Chốt dừng bị hỏng.

CÁC RỦI RO DO XUNG ÁP GÂY RA

  • Các bộ phận bên trong đồng hồ đo bị hỏng, hao mòn.
  • Số liệu đo mất chính xác.
  • Vỡ ống Bourdon khiến dầu bị dò rỉ.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lực.
Kim chỉ bị cong

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU XUNG ÁP

Cũng giống như đối với xung động, các giải pháp để làm giảm tác động của xung áp là sử dụng một đồng hồ đo chứa đầy chất lỏng hoặc dùng các phụ kiện như giắc nối hãm áp, van chống xung, van kim hoặc màng đo áp suất. Một phương pháp khác để bảo vệ kim chỉ và bộ phận bên trong khỏi bị hư hỏng là thay thế đồng hồ đo bằng một đồng hồ khác có dải áp suất đo cao hơn. Nguyên tắc là chọn một đồng hồ đo có dải đo lớn hơn hai lần áp suất đo tối đa dự kiến. Ví dụ, nếu một hệ thống thuỷ lực có áp suất tối đa là 100 bar thì hãy sử dụng một đồng hồ đo có dải đo đến 200 bar.

Còn để chắc chắn đồng hồ đo không bao giờ phải chịu áp suất lớn hơn thiết kế thì ta cần lắp một bộ chống quá áp vào đồng hồ đo. Thiết bị này cho phép người dùng thay đổi cài đặt áp suất tối đa. Nếu áp suất đạt đến giá trị đó, van piston có lò xo sẽ tự động đóng lại, ngăn không cho đồng hồ đo bị tăng áp đột biến. Và khi áp suất hệ thống giảm xuống khoảng 25% dưới mức tối đa đặt trước, van sẽ tự động mở lại.

5. QUÁ ÁP

Tình trạng này rất giống với hiện tượng xung áp, nhưng xảy ra khi áp suất ở đồng hồ đo thường xuyên ở gần hoặc ở phạm vi tối đa. Thường thì tình trạng này hay được thấy ở trong các hệ thống xử lý nước thải và đường cấp khí.

Quá áp có thể làm cho ống Bourdon bị biến dạng và vỡ. Đây là vấn đề lớn vì nó có thể khiến dung môi đo bị thoát ra ngoài, chẳng hạn như axit flohydric (HF) trong các nhà máy lọc dầu. Trong sản xuất dược phẩm, việc này sẽ làm hỏng sản phẩm đắt tiền và dẫn đến việc đóng cửa cả dây chuyền, thu hồi sản phẩm và khử trùng lại quy trình.

Kim chỉ rởi khỏi vị trí mức 0

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA QUÁ ÁP

  • Kim chỉ dính vào chốt dừng
  • Kim chỉ nằm ngoài chốt dừng

CÁC RỦI RO DO QUÁ ÁP GÂY RA

  • Các bộ phận bên trong đồng hồ đo bị hỏng, hao mòn.
  • Số liệu đo mất chính xác.
  • Vỡ ống Bourdon khiến dầu bị dò rỉ.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lực.

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU QUÁ ÁP

Vì quá áp tương tự như xung áp, do đó cách khắc phục là: sử dụng đồng hồ đo có dải áp suất cao hơn và gắn bộ bảo vệ quá áp.

Van chống quá áp

6. ĂN MÒN

Nhiều ngành công nghiệp làm việc với các hóa chất độc hại: axit flohydric trong nhà máy lọc dầu, chất kết bông và clo trong xử lý nước thải, khí clo trong sản xuất sợi cáp quang, v.v. Các hóa chất này đều tiếp xúc với đồng hồ đo.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA ĂN MÒN

  • Vỏ đồng hồ, kim chỉ, giắc nối và mặt số bị đổi màu và hỏng.

CÁC RỦI RO DO ĂN MÒN GÂY RA

  • Số liệu đo mất chính xác.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lực.
Đồng hồ bị ăn mòn

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU ĂN MÒN

Cách ly đồng hồ đo khỏi các hóa chất bằng cách sử dụng màng đo áp suất làm bằng vật liệu chống ăn mòn thích hợp.

7. TẮC NGHẼN

Tắc nghẽn là một vấn đề thường xảy ra tại các nhà máy giấy, nhà máy nước thải, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác vì chất lỏng, bột giấy, nhớt và các dung môi có thể làm tắc đồng hồ đo.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA TẮC NGHẼN

  • Kim chỉ đồng hồ ở gần mức 0 mặc dù hệ thống đang hoạt động.

CÁC RỦI RO DO TẮC NGHẼN GÂY RA

  • Số liệu đo mất chính xác.
  • Có thể gây ra hiện tượng quá áp.
Đồng hồ bị tắc nghẽn

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU TẮC NGHẼN

Sử dụng màng đo áp suất là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.

8. THAO TÁC SAI

Đồng hồ đo trông có vẻ chắc chắn, đặc biệt là một số loại đồng hồ đo có kích thước lớn, nhưng chúng không được thiết kế để làm tay cầm hoặc giá đỡ! Trong các chuyến thăm phân xưởng, chúng tôi thường thấy các bằng chứng về việc thao tác đồng hồ đo sai mục đích: người sử dụng bám vào đồng hồ đo khi họ di chuyển xung quanh, hoặc dẫm lên chúng khi họ leo lên giàn giáo. Cách làm này không chỉ không an toàn mà còn làm tăng khả năng xảy ra hỏng hóc cho các đồng hồ đo.

Mặt đồng hồ bị hỏng (trái) và vỏ đồng hồ bị nứt (phải)

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA THAO TÁC SAI

  • Vỏ đồng hồ nứt.
  • Mặt đồng hồ hỏng.
  • Dầu bên trong đồng hồ bị hụt hoặc không còn.
  • Đồng hồ đo hoặc giắc nối bị cong.

CÁC RỦI RO DO THAO TÁC SAI GÂY RA

  • Đồng hồ mất chức năng đo.

GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG HỒ CHỊU THAO TÁC SAI

Các buổi huấn luyện, hướng dẫn là cách phòng ngừa tốt nhất. Nhân viên nên nhận thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng đồng hồ đo sai cách. Họ cũng nên biết cách nối đồng hồ đo đúng cách. Ví dụ, khi vặn đồng hồ đo vào hệ thống, một số người vặn chặt nó bằng tay, điều này có thể tiềm tàng nhiều sự cố. Khi ren nối có mặt phẳng phẳng cho cờ lê (thường là ren NPT hoặc G), hãy sử dụng cờ lê để siết chặt đồng hồ đo.


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button